Nhật đóng tàu hộ vệ đấu Trung Quốc ở biển Hoa Đông

VietTimes -- Nhật Bản sử dụng tàu chiến lớp 4.000 tấn để ứng phó tàu công vụ Trung Quốc đã vượt qua cấp độ pháp lý. Đây là một hành động "rất nguy hiểm", sẽ làm leo thang tình hình đảo Senkaku - Doãn Trác nói.
Tàu tên lửa lớp Hayabusa Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Ảnh: Sina
Tàu tên lửa lớp Hayabusa Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Ảnh: Sina

Tờ Nikkei Shimbun (Nhật Bản) gần đây cho hay Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch chế tạo 2 tàu hộ vệ mới cỡ nhỏ hơn trong năm tài khóa 2018. Trên nền tảng giữ lại các trang bị cơ bản như tên lửa phòng không, radar và ngư lôi, lượng giãn nước của tàu mới sẽ giảm khoảng 20%, chi phí chế tạo cũng sẽ giảm khoảng 30%, thời gian chế tạo là 4 năm.

Trước đó, lượng giãn nước của tàu hộ vệ thông dụng Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản khoảng 5.000 tấn, lượng giãn nước của tàu hộ vệ mới sẽ kiểm soát ở mức 4.000 tấn, số lượng thủy thủ sẽ từ 200 người giảm còn 130 người, tốc độ chạy khoảng 30 hải lý/giờ. Chi phí chế tạo tàu sẽ từ khoảng 70 tỷ yên của tàu hộ vệ trước đây giảm xuống khoảng 50 tỷ yên (khoảng 460 triệu USD).

Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản hiện có 46 tàu hộ vệ, trong đó có nhiều loại như tàu Aegis có khả năng phòng không mạnh và tàu hộ vệ chở trực thăng. Trong bối cảnh này, tàu hộ vệ mới cỡ nhỏ sẽ trở thành tàu hộ vệ thông dụng có số lượng nhiều nhất.

Đối với vấn đề này, tờ Nhân Dân (Trung Quốc) dẫn lời chuyên gia quân sự Trung Quốc, Thiếu tướng Doãn Trác cho rằng Nhật Bản gọi tất cả tàu chiến của họ là tàu hộ vệ, bao gồm tàu sân bay trực thăng lớp 20.000 tấn. Điều này rõ ràng là có ý định che giấu thực lực tác chiến.

Tàu tên lửa lớp Hayabusa Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Ảnh: Sina
Tàu tên lửa lớp Hayabusa Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Ảnh: Sina

Số hiệu tàu chiến lớp 4.000 tấn trở lên của Nhật Bản đều bắt đầu bằng chữ "DD", điều này tương đồng với thói quen đặt số hiệu của Mỹ, cho thấy tàu chiến này thực sự là tàu khu trục.

Tàu hộ vệ cỡ nhỏ thực sự của Nhật Bản có lượng giãn nước khoảng 1.000 tấn. Vì vậy, Nhật Bản gọi tàu chiến 4.000 tấn là tàu hộ vệ cỡ nhỏ rõ ràng "có vấn đề". Tàu này thực tế đã bước vào "ngưỡng" của tàu khu trục, tiếp cận trọng tải của tàu khu trục lớp Murasame - tàu chủ lực của Nhật Bản.

Đối với việc Nhật Bản có kế hoạch chế tạo tàu hộ vệ cỡ nhỏ để ứng phó tàu công vụ Trung Quốc ở biển Hoa Đông, chuyên gia Doãn Trác cho rằng hiện nay Trung Quốc và Nhật Bản vẫn đặt tranh chấp đảo Senkaku trong phạm vi đấu tranh pháp lý.

Trong khi đó, báo Nhật cho rằng Nhật Bản muốn sử dụng tàu chiến lớp 4.000 tấn để ứng phó tàu công vụ Trung Quốc là đã vượt qua cấp độ pháp lý. Nếu Nhật Bản thực sự dự định làm như vậy thì đây là một hành động "rất nguy hiểm", sẽ làm leo thang tình hình đảo Senkaku.

Nếu Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản điều tàu hộ vệ trang bị tên lửa đối đầu với tàu công vụ phi vũ trang của Trung Quốc ở lân cận đảo Senkaku thì điều này rõ ràng rất không "đối đẳng", chắc chắn sẽ kích thích nâng cấp đối đầu, gia tăng khả năng bắn nhầm giữa hai bên. Báo Nhật tuyên truyền như vậy có thể có "nhu cầu chính trị tiềm ẩn" bên trong của Nhật Bản.

Theo đài truyền hình CCTV Trung Quốc, mặc dù báo Nhật cho biết sẽ chế tạo 2 tàu hộ vệ cỡ nhỏ vào năm 2018, nhưng trên thực tế kế hoạch chế tạo tàu này không chỉ 2 chiếc.

Tàu tên lửa lớp Hayabusa Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Ảnh: Sina
Tàu tên lửa lớp Hayabusa Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Ảnh: Sina

Căn cứ vào Kế hoạch chế tạo tàu hộ vệ đa chức năng Nhật Bản được tiết lộ vào năm 2014, Nhật Bản sẽ chế tạo loại tàu này với tốc độ 2 chiếc/năm, bắt đầu chế tạo từ năm 2018, tổng cộng số lượng mua sắm là 22 chiếc.