|
Yếu tố được đề cập là hồ sơ dự thầu nhập khẩu của Úc và liên doanh đóng các ngầm phi hạt nhân. Người Úc quan tâm tàu ngầm lớp Soryu của Nhật được xây dựng với công nghệ tiên tiến nhất.
Nhân dịp này, tại Hội đồng An ninh quốc gia ở Tokyo bàn về điều kiện hoạt động liên doanh sản xuất tàu ngầm trong tương lai, Nhật Bản đã quyết định sẽ giới thiệu Úc các tài liệu kỹ thuật và thu hút nhà công nghiệp Mitsubishi Dzyukogё cùng khách hàng thảo luận thông số tính năng của tàu.
Trước đó, từ phía Ấn Độ cũng có một đề xuất tương tự. Trong cuộc đấu thầu hợp đồng Ấn Độ, Nhật Bản sẽ cạnh tranh với các công ty DCNS (Pháp), HDW (Đức), Navantia (Tây Ban Nha) và Rosoboroeksport (Nga). Có khả năng không nhỏ Tokyo sẽ đồng ý với đề nghị của Dehli. Đối với người Nhật, Ấn Độ cũng như Úc là đồng minh tiềm năng trong sự kiềm chế Trung Quốc.
Việc Nhật Bản tham gia vào đấu thầu tương lai bán tàu ngầm Soryu cho Ấn Độ sẽ trở thành động thái thứ hai của quá trình khám phá thị trường vũ khí Ấn Độ. Động thái thứ nhất diễn ra năm ngoái bằng thỏa thuận song phương Nhật-Ấn bán 12 thủy phi cơ bốn động cơ US-2 Shin Maywa.
Về hình thức, các thuyền bay này được dành cho hoạt động tìm kiếm cứu hộ, nhưng cũng có thể sử dụng chúng để đáp ứng loạt nhiệm vụ của Hải quân Ấn Độ. Dự kiến, hợp đồng cấp phép sản xuất ở Ấn Độ sẽ được ký kết vào đầu năm tới.
Như đã biết, gần bảy thập niên Nhật Bản không là đối thủ độc lập trên thị trường vũ khí do những qui ước tự áp đặt sau chiến tranh thế giới II. Nhưng thời gian thay đổi và Tokyo bắt đầu thể hiện vai trò quân sự tích cực hơn. Ông Valery Kistanov, người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản Viện Viễn Đông đã đề cập tới điều này:
"Hiến pháp Nhật Bản cấm đưa các tiềm lực quân sự ra ngoài biên giới, kinh doanh vũ khí. Những năm 1960, chính phủ Nhật Bản cam kết không bán vũ khí ra nước ngoài. Nhưng tất cả thay đổi vào năm 2012.
Chính phủ do ông Shinzo Abe dẫn đầu là người chọn đường lối cường quốc quân sự Nhật Bản và hủy lệnh cấm xuất khẩu vũ khí. Bước đầu tiên được Nhật Bản dự kiến sẽ là hợp đồng bán tàu ngầm. Người Úc cho rằng tàu ngầm Nhật Bản tốt nhất thế giới và muốn đổi mới đội tàu trong nước. Ở đây, Nhật Bản và Úc dường như tìm thấy tiếng nói chung…"
Một sự kiện liên quan trong lĩnh vực này phải kể đến triển lãm vũ khí đầu tiên sau Thế chiến thứ hai — MAST Asia 2015 được tổ chức tại Nhật Bản vào tuần trước. Nhật Bản không chỉ đóng vai nước chủ nhà mà còn là thành viên tham gia tích cực giới thiệu sản phẩm khí giới.
Vấn đề thực tế không còn là việc Nhật Bản muốn bán vũ khí cho các nước khác. Tokyo đang thay đổi chiến lược quốc phòng toàn diện. Trước tình hình và ảnh hưởng chính trị ở châu Á-Thái Bình Dương, đối với Nhật Bản ngày càng quan trọng xu hướng phát triển hợp tác quân sự-kỹ thuật, không còn hạn chế trong phạm vi buôn bán vũ khí thông thường. Các hiệp định liên quan đã được Nhật Bản ký với Anh, Úc và Ấn Độ.
Theo: BizLive