Nhật Bản: Quân đội Mỹ sẽ được tăng cường chi viện phía sau

VietTimes -- Thượng viện Nhật Bản đã thông qua hiệp định ACSA, cho phép cung cấp đạn dược, tiếp dầu cho máy bay quân đội Mỹ ngay cả khi Nhật Bản không bị tấn công trực tiếp. Điều này có ý nghĩa "quan trọng" trong tình hình bán đảo Triều Tiên căng thẳng hiện nay.
Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản tiến hành huấn luyện "đoạt đảo" ở Hawaii, Mỹ. Ảnh: Cankao
Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản tiến hành huấn luyện "đoạt đảo" ở Hawaii, Mỹ. Ảnh: Cankao

1Theo các nguồn tin từ Nhật Bản, ngày 14/4, với đa số phiếu tán thành, hội nghị toàn thể Thượng viện Nhật Bản đã thông qua "Hiệp định cung cấp vật tư và lao động lẫn nhau" (ACSA), cho phép Lực lượng Phòng vệ cung cấp chi viện phía sau cho quân đội Mỹ.
Điều này còn phản ánh tinh thần lập pháp của Luật An ninh mới của Nhật Bản có hiệu lực vào tháng 3/2016.
Sau khi hiệp định này có hiệu lực, cho dù Nhật Bản không bị tấn công trực tiếp, Nhật Bản cũng có thể cung cấp đạn dược cho quân đội Mỹ, tiếp dầu cho máy bay chiến đấu chuẩn bị cất cánh, phạm vi chi viện phía sau có thể mở rộng.
ACSA đã quy định trình tự khi Lực lượng Phòng vệ và quân đội nước khác trao đổi các vật tư quân nhu như nhiên liệu, nước. Do thực hiện Luật an ninh mới, phạm vi chi viện phía sau sẽ mở rộng. Chính phủ hai nước Nhật Bản và Mỹ đã ký kết ACSA mới vào tháng 9/2016.
Sau khi hiệp định mới được phê chuẩn, phạm vi áp dụng của nó sẽ mở rộng đến "các tình huống gây khủng hoảng tồn vong" - nguy hiểm rõ ràng đe dọa đến sự tồn vong của Nhật Bản, và "các tình huống gây ảnh hưởng quan trọng" - có thể gây ảnh hưởng to lớn đến hòa bình và an ninh của Nhật Bản.

Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản tham dự một buổi lễ của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Ảnh: EPA
Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản tham dự một buổi lễ của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Ảnh: EPA

Các biện pháp gây thiệt hại của tên lửa đạn đạo lấy Nhật Bản và Mỹ làm mục tiêu, bảo vệ các cơ sở quân Mỹ tại Nhật Bản, các hoạt động huấn luyện quân sự đa phương có Lực lượng Phòng vệ và quân đội Mỹ tham gia... cũng đều sẽ trở thành đối tượng áp dụng của ACSA.
Cung cấp chi viện phía sau trong thời kỳ hòa bình cũng sẽ có thể áp dụng. Trước đây, nếu Nhật Bản không bị tấn công trực tiếp, thì luật pháp Nhật Bản đều cấm cung cấp đạn dược cho quân đội Mỹ.
Trong tương lai, để ngăn chặn Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo, Nhật Bản có thể cung cấp chi viện cho tàu chiến quân đội Mỹ tiến hành cảnh giới ở vùng biển quốc tế của biển Nhật Bản.
Nhật Bản đang tìm cách tăng cường hợp tác với đồng minh Mỹ và mở rộng hợp tác với các nước khác trong lĩnh vực bảo đảm an ninh. Hiện nay, tình hình bán đảo Triều Tiên đang căng thẳng, trong thời điểm này, hiệp định mới được phê chuẩn có ý nghĩa to lớn.
Luật An ninh có lợi cho bảo đảm an ninh của Nhật Bản, đã hoàn thiện cơ sở pháp lý cho phép Lực lượng Phòng vệ và quân đội Mỹ tiến hành hợp tác "cơ động" cả trong thời bình cũng như khi "có biến". Sau khi ACSA được phê chuẩn, các hoạt động thực tế có thể sẽ lập tức được triển khai.
Báo Nhật cho rằng trong tương lai, để triển khai nhanh hơn các hành động có hiệu quả hơn, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và quân đội Mỹ cần gia tăng số lần huấn luyện liên hợp, điều này rất quan trọng. Cần tăng cường khả năng răn đe của đồng minh Nhật - Mỹ.
Cung cấp đạn dược trong thời bình và tiếp dầu cho máy bay chiến đấu chuẩn bị cất cánh hiện đã được cho phép. Trước đó, do tồn tại giải thích Hiến pháp "có thể bị coi như sử dụng vũ lực", các hoạt động trên đều bị cấm.

Ngày 15/8/2016, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada thị sát căn cứ của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản ở Djibouti. Ảnh: Japan Times
Ngày 15/8/2016, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada thị sát căn cứ của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản ở Djibouti. Ảnh: Japan Times

Mặc dù khả năng thực hiện những chi viện phía sau này không cao, nhưng để đề phòng các tình huống bất trắc, cần mở rộng trước phạm vi và quyền hạn hoạt động của Lực lượng Phòng vệ.
Trong bối cảnh Hiến pháp vẫn hạn chế các hành động quân sự, hoạt động chi viện phía sau của Lực lượng Phòng vệ sẽ trở thành một con bài quan trọng của Nhật Bản.