Nghiên cứu chấn động: Trẻ con càng sáng tạo khi sống trong môi trường cha mẹ hay cãi nhau!

VietTimes -- Trẻ em tiếp xúc thường xuyên với những cuộc cãi vã, xung đột chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tâm lý tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu vừa được công bố gần đây thì có một lợi ích ngầm đằng sau những cuộc xung đột ấy đó là làm cho trẻ sáng tạo hơn.
Ảnh minh họa (Business Insider)
Ảnh minh họa (Business Insider)

Nhà tâm lý học Adam Grant nói rằng những người sáng tạo nhất thế giới lớn lên trong những gia đình mà mọi người thường có những cuộc tranh cãi. Nguyên nhân tranh cãi thường do sự bất đồng về quan điểm chứ không phải là đánh nhau. Lớn lên trong một môi trường như vậy khiến trẻ suy nghĩ về bản thân theo những cách “độc đáo”.

Trẻ em tiếp xúc thường xuyên với những cuộc cãi vã, xung đột chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tâm lý tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu tâm lý, có một lợi ích ngầm đằng sau những cuộc xung đột ấy, đó là làm cho trẻ sáng tạo hơn.

Theo nhà tâm lý học Adam Grant của trường Đại học Pennsylvania, cũng là tác giả của cuốn Originals: How Non-conformists Move the World, viết trong tờ New York Times rằng: "Một số người trưởng thành có tính sáng tạo cao thường lớn lên trong những gia đình đầy căng thẳng. Đó không phải là những trận chiến hay những lời xúc phạm cá nhân mà là một sự bất đồng ý kiến".

Ông Grant lập luận rằng những bậc cha mẹ không cho con cái quyền được bày tỏ ý kiến, bỏ ngoài tai những ý kiến của trẻ, chẳng khác gì tước đoạt cơ hội để con tự suy nghĩ. "Thay vì tuân theo ý kiến của người khác, chúng nên dựa vào sự phán xét độc lập của bản thân".

Grant thừa nhận rằng ông không phải là người đầu tiên đưa ra mối liên kết giữa tranh luận và sáng tạo. Cách đây hơn 25 năm, nhà tâm lý học Robert Adler đã viết trong cuốn sách "Genius and Eminence" năm 1992 rằng những người sáng tạo nhất có xu hướng đến từ những gia đình mà Adler gọi là "lung lay". Những gia đình thiếu nguyên tắc “khắt khe” và không tuân theo bất kì một kế hoạch cố định nào cả.

"Đó là hình ảnh của một gia đình thường sinh ra một đứa trẻ năng động, có tiềm năng sáng tạo", ông viết.

Sự bất đồng chỉ có hiệu quả nếu chúng liên quan đến việc trao đổi ý tưởng. Như Grant đã chỉ ra trong bài viết của mình, bạo lực và lạm dụng không tạo ra bất kỳ lợi ích tâm lý nào cho trẻ em. Nó chỉ tạo ra cảm giác mất an toàn và lo lắng cho trẻ.

Nhưng các cuộc tranh luận theo cách văn minh có thể nuôi dưỡng một tâm trí sáng tạo, Grant nói. Ông chỉ ra một nghiên cứu cho thấy những phiên họp “động não” tạo ra 16% ý kiến sáng tạo khi các đối tượng được khuyến khích phê bình một cách “cởi mở” với nhau. Các tổ chức khác  như bệnh viện và các công ty tư nhân cũng đã tổ chức các cuộc tranh luận lành mạnh để tìm ra những ý tưởng mới.

Theo ông Grant, ảnh hưởng tiêu cực từ cha mẹ có thể làm mất đi những phẩm chất tốt đẹp trong con người trẻ. Một môi trường yên bình là rất tốt cho trẻ, nhưng nên để con tự do bày tỏ ý kiến cá nhân. Như vậy mới giúp con tự suy nghĩ và phát triển.

Ông Grant khuyên rằng: "Thay vì cố gắng ngăn ngừa các tranh cãi, chúng ta nên mô “hình hóa” những mâu thuẫn theo cách lịch sự và dạy cho trẻ biết làm thế nào để có những cuộc tranh luận lành mạnh".