Ngân sách quốc phòng Mỹ sẽ tập trung vào các chương trình hiện có, không mở rộng

VietTimes -- Nguồn ngân sách quốc phòng của Mỹ trong 5 năm tới sẽ tập trung cho các chương trình cải tiến và nâng cấp các trang bị hiện có, chứ không phải là nhiều chương trình mới khởi động.
Nhiều chương trình mới như máy bay trực thăng tương lai của Lục quân Mỹ sẽ gặp phải trở ngại tài chính. Ảnh: National Defense
Nhiều chương trình mới như máy bay trực thăng tương lai của Lục quân Mỹ sẽ gặp phải trở ngại tài chính. Ảnh: National Defense

Tờ nguyệt san National Defense Mỹ tháng 2 cho hay những chuyên gia dự đoán đang phác thảo bức tranh xây dựng quốc phòng của chính quyền Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump. Hầu như ai cũng đồng ý cho rằng chi tiêu quân sự sẽ không tăng mạnh đến mức mà phe diều hâu trong Quốc hội và giới công nghiệp quốc phòng mong muốn đạt được.

Vì vậy, vấn đề then chốt là Lầu Năm Góc làm thế nào để sắp xếp thứ tự cấp phát ưu tiên cuối cùng.
Douglas Berenson, nhà phân tích số liệu của Công ty tư vấn Avascent cho biết giá trị ước đoán của công ty này là một "con số trung gian", "mức tăng chúng tôi dự đoán nhỏ hơn nhiều so với con số mà nhiều người hy vọng".

Ông Douglas Berenson dự đoán, nguồn vốn ứng phó khẩn cấp của năm tài khóa 2017 (gọi là "hành động ứng phó khẩn cấp ở nước ngoài") là 25 tỷ USD.

Trong khi đó, Mac Thornberry, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ, người đảng Cộng hòa đến từ bang Texas cho biết ông dự tính nhu cầu vốn cho các chiến dịch ứng phó khẩn cấp ở nước ngoài sẽ đạt 18 tỷ USD.

Với một số dự đoán thận trọng này, một thông tin quan trọng mà giới quốc phòng có được là, Lầu Năm Góc có thể không tài trợ cho nhiều chương trình mới khởi động, đặc biệt là những chương trình có rủi ro cao hơn và lượng sản xuất cần rất nhiều năm.

Theo nhà phân tích Douglas Berenson: "Các chương trình nghiên cứu phát triển mới phức tạp sẽ cần nhiều vốn hơn mới có thể đạt được sản xuất hoàn thiện, không phải ngân sách năm tài khóa 2017 sẽ thực hiện được".

Mỹ sẽ tập trung vào các chương trình hiện có như máy bay chiến đấu tàng hình F-35 (ảnh tư liệu)
Mỹ sẽ tập trung vào các chương trình hiện có như máy bay chiến đấu tàng hình F-35 (ảnh tư liệu)

Công ty tư vấn Avascent tổng kết cho rằng xét tới Lầu Năm Góc vẫn đánh giá thấp các chương trình nghiên cứu phát triển trước đây, việc tăng trưởng vốn trong 5 năm tới sẽ tập trung dùng cho "các chương trình phát triển hiện có".

Douglas Berenson nói: "Chúng tôi dự đoán, cách làm dành trọng điểm toàn bộ cho thực hiện các chương trình hiện có với hiệu suất cao hơn, rủi ro thấp hơn, có nghĩa là tiến triển các chương trình ý tưởng mới sẽ tương đối chậm chạp".

Nhà phân tích Douglas Berenson cho rằng hệ thống vũ khí thế hệ tiếp theo gặp phải trở ngại tài chính rất lớn là chương trình máy bay chiến đấu tương lai "kiểu đột phá phòng không" và máy bay trực thăng tương lai của lục quân.

Máy bay chiến đấu kiểu “đột phá phòng không” sẽ thay thế máy bay chiến đấu F-15C và F-22 Raptor của không quân. Chương trình này nào đang nằm trong giai đoạn đầu của nghiên cứu phát triển, mục tiêu là đến năm 2035 sẽ tiến hành triển khai.

Chương trình máy bay trực thăng tương lai bắt đầu từ năm 2008 là một chương trình dài hạn nhằm sử dụng thiết kế mới tiên tiến thay thế cho đa số máy bay trực thăng hiện có.

Theo Douglas Berenson, chi phí cho những chương trình đầy tham vọng này là không thể dự đoán, làm cho nó rất dễ bị ảnh hưởng. Từ góc độ chính trị, hệ thống vũ khí tương lai cũng không phổ biến lắm, vì vậy chúng sẽ không tạo ra việc làm cho ngành chế tạo trong ngắn hạn.

Hơn nữa, nếu ông Donald Trump muốn thực hiện cam kết mở rộng quy mô quân đội, thì để cho quân đội có được trang bị cũng phải làm sớm.

Douglas Berenson cho rằng: "Cải tiến và nâng cấp các trang bị hiện có - điểm này có thể làm được". Chẳng hạn, cung cấp một cơ hội cho xe chạy trên mặt đất, thúc đẩy việc làm ngành chế tạo ở khu vực miền trung và miền tây. Bởi vì, ở đây là cơ sở công nghiệp chủ yếu của xe quân dụng.

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio Hải quân Mỹ (ảnh tư liệu)
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio Hải quân Mỹ (ảnh tư liệu)

Đối với hải quân, một phần rất lớn nguốn để tăng đóng tàu mới sẽ dùng cho thực hiện các chương trình hiện có, đặc biệt là dùng để thay thế tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo mới lớp Ohio.

Việc chế tạo tàu chiến hải quân quy mô lớn mà Tổng thống Donald Trump nói tới ít nhất không có nhiều khả năng xuất hiện trong nhiệm kỳ 4 năm tới của ông.

Theo Douglas Berenson: "Chúng tôi cho rằng, hải quân đạt được quy mô 350 tàu chiến cần thời gian rất nhiều năm, vượt giai đoạn dự đoán 5 năm của chúng tôi".

Không quân sẽ phát triển máy bay ném bom hạt nhân tầm xa mới, máy bay trinh sát và máy bay huấn luyện mới. Khi đề cập đến máy bay ném bom B-21, hệ thống radar theo dõi kiêm tấn công mục tiêu và máy bay huấn luyện T-X, Douglas Berenson cho rằng tất cả những chương trình này có thể sẽ vượt chi.

Đồng thời, không quân sẽ mua nhiều trang bị hơn từ dây chuyền sản xuất hiện có, bao gồm máy bay chiến đấu F-35A và máy bay tiếp dầu KC-46.

Chính phủ khóa này sẽ giống như tiền nhiệm, sẽ nhanh chóng phát hiện dự báo chi phí luôn quá lạc quan nhất là về các mặt như thực hiện nhiệm vụ, bảo trì bảo dưỡng và nghiên cứu phát triển.