Nga tung “kẻ hủy diệt” Sarmat vào năm 2018

Giới quân sự Nga đã tuyên bố rằng, Sarmat sẽ có thể đột phá bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có và tương lai nào. Nhờ các động cơ mới, tên lửa có thể đưa các đầu đạn không chỉ theo các quỹ đạo tối ưu mà theo cả các quỹ đạo bất ngờ đối với đối phương.
Tên lửa Sarmat của Nga có uy lực tấn công cực mạnh
Tên lửa Sarmat của Nga có uy lực tấn công cực mạnh
Việc sản xuất tên lửa đường đạn nhiêu liệu lỏng, vượt đại châu, hạng nặng mới Sarmat của Nga sẽ bắt đầu vào năm 2018.
Nhà máy chế tạo máy Krasnoyarsk, nơi sẽ sản xuất Sarmat, đã hoàn tất việc cải tạo và trang bị lại dây chuyền sản xuất tên lửa. Việc hoàn thành hiện đại hóa dây chuyền sản xuất có nghĩa là các nhà thiết kế Sarmat sẽ có thể bắt đầu việc bay thử tên lửa thực sự.
Hiện Nga sở hữu các đường đạn hạng nặng R-36М2 Voevoda vốn được nhận vào trang bị gần 29 năm trước. Chúng có trọng lượng phóng 211,4 tấn, chiều dài 34,3 m và đường kính gần 3 m. Voevoda có thể mang phần chiến đấu đơn khối với đầu đạn hạt nhân 8 MT hay phần chiến đấu kiểu tách lắp 10 đầu đạn hạt nhân dẫn độc lập 750 kT.
Tùy thuộc vào chủng loại phần chiến đấu, Voevoda có thể tiêu diệt mục tiêu ở tầm từ 11.000-16.000 km. Đến nay, các tên lửa R-36М2 đã lạc hậu vô hình và cần được thay thế. Khả năng sẵn sàng kỹ thuật của các tên lửa Voevoda vẫn còn cao và cho phép duy trì chúng trong trang bị thêm gần 10 năm nữa, nhưng các phương tiện mang này được cho là khó đột phá các hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến. Mỹ đang phát triển các hệ thống như vậy.
Sarmat được phát triển từ năm 2011, tính năng của nó vẫn được giữ bí mật. Hiện chỉ biết rằng, nó có thể mang tải trọng gần 10 tấn, tầm bắn gần 11.000 km. Sarmat sẽ dần thay thế Voevoda trong biên chế. Hiện chưa rõ chi tiết về việc chuẩn bị sản xuất tên lửa mới. 
Trước đó, giới quân sự Nga đã tuyên bố rằng, Sarmat sẽ có thể đột phá bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có và tương lai nào. Nhờ các động cơ mới, tên lửa có thể đưa các đầu đạn không chỉ theo các quỹ đạo tối ưu mà theo cả các quỹ đạo bất ngờ đối với đối phương. Một trong những hướng bay quen thuộc và tối ưu của các tên lửa chiến lược là Bắc Cực. Sarmat sẽ có thể đưa các đầu đạn hạt nhân bay qua cả Nam Cực.
Tên lửa được phóng thử từ năm 2016. Tham gia thử nghiệm là maket tên lửa với mục đích kiểm tra khả năng tương thích của phương tiện mang với thiết bị giếng phóng và các tham số hoạt động của các động cơ. Tháng 10/2016, Trung tâm Tên lửa quốc gia mang tên Makeyev đã công bố bức ảnh tên lửa Sarmat, nhưng không tiết lộ chi tiết kỹ thuật nào về tên lửa mới. Có lẽ Sarmat có kích thước tương đương R-36М2, có nghĩa là có thể bố trí tên lửa mới trong giếng phóng của Voevoda.
Theo VND