Nga thử vũ khí khiến máy bay không người lái “phát điên” đối phó bầy UAV Mỹ

Tập đoàn Avtomatika (thuộc Rostec) vừa thiết kế cho quân đội ba loại vũ khí để tác chiến với các máy bay không người lái, nguồn tin trong xí nghiệp cho biết. Ba hệ thống chống UAV mới là Pishchal, Taran và Sapsan có khả năng tiêu diệt các bầy UAV của Mỹ
Nga sắp có bảo bôi trị chiến thuật bầy UAV
Nga sắp có bảo bôi trị chiến thuật bầy UAV

"Hiệu ứng của tác động bức xạ luôn gần giống nhau, nói theo ngôn ngữ thông thường thì máy bay không người lái sẽ bị mất trí. Nếu đó là Quadrocopter (máy bay không người lái bốn động cơ), thì nó sẽ bị "đơ", quay lơ lửng trong gió, sau đó rơi thẳng đứng. Còn máy bay không người lái dạng phi cơ cổ điển thì tự nhiên sẽ hạ độ cao trong tình trạng mất khả năng tự kiểm soát cho tới khi "hôn đất", kỹ sư thiết kế chính của dự án Avtomatika là Sergei Shiryaev cho biết.

Theo giải thích, những tổ hợp đa năng mới này có khả năng phát hiện, theo dõi và tiêu diệt các máy bay không người lái bằng cách tác động vào các kênh radio của chúng chuyên trách về điều khiển, định vị và khôi phục dữ liệu.

Sapsan là phức hợp mạnh nhất, được thiết kế để đối phó với bất kỳ loại máy bay không người lái nào. Thiết bị Taran yếu hơn một chút so với Sapsan có thể mang lại hiệu quả tốt trong trường hợp có nguy cơ nhiều máy bay không người lái tấn công từ nhiều hướng. Thiết bị Pischal được thiết kế dưới dạng một khẩu súng nặng 3 kg và chuyên để đối phó với các mục tiêu đơn lẻ hoặc các máy bay đang chuyển động.
Cục Các dự án quốc phòng tiên tiến DARPA trực thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ trong khuôn khổ chương trình Gremlins đang nghiên cứu chế tạo hệ thống phóng và điều khiển hoạt động của cả bầy gồm nhiều UAV nhỏ, rẻ tiền và sử dụng nhiều lần. Các nhiệm vụ của chúng gồm trinh sát, tác chiến điện tử và phóng thả vũ khí. Mỹ dự định dùng máy bay vận tải quân sự C-130 Hercules làm phương tiện mang phóng các bầy UAV.
Công ty Dynetics đã giành được hợp đồng giai đoạn 3 (giai đoạn cuối) chế tạo UAV của chương trình Gremlins trị giá 38,6 triệu USD. Dự kiến, mỗi UAV sẽ có thể bay xa đến 1.000 km, sẽ được trang bị 1 động cơ turbine phản lực và một máy phát công suất 700-1.000 W. Mẫu thử nghiệm của hệ thống sẽ hoàn thành vào giữa năm 2019.
Ví dụ đầu tiên của việc sử dụng bầy UAV vào hoạt động quân sự là cuộc tấn công vào các vị trí của quân Nga ở Syria diễn ra vào đêm mùng 5, rạng sáng ngày 6/1/2018 khi căn cứ không quân Hmeimim và trạm bảo đảm kỹ thuật hải quân ở cảng Tartus của Nga bị 13 UAV của khủng bố tấn công. Bộ Quốc phòng Nga thông báo đã tiêu diệt được 7 UAV bằng các hệ thống Pantsir-S1, số còn lại bị vô hiệu hóa bằng tác chiến điện tử.