Nga – Mỹ 7 lần suýt lâm chiến hủy diệt nhau

Trong những cuộc xung đột đang xảy ra hiện nay tại Ukraine và Syria, nguy cơ Mỹ và Nga (đúng hơn là Liên Xô) nổ ra chiến tranh ủy nhiệm thậm chí một cuộc thật sự đang tăng lên. We Are Mighty điểm lại 7 lần trong quá khứ, hai siêu cường từng suýt lâm chiến với nhau.
Quân đội NATO tập trận gần biên giới Nga khiến tình hình trở nên căng thẳng
Quân đội NATO tập trận gần biên giới Nga khiến tình hình trở nên căng thẳng

1. Liên Xô và Mỹ bắn nhau tại Triều Tiên

Trong chiến tranh Triều Tiên, các phi công Mỹ danh chính ngôn thuận là không chiến với các phi công Trung Quốc và Triều Tiên, nhưng họ biết có các phi công Liên Xô tham chiến. Vào năm 1952, số nhân viên quân sự Xô viết tại Triều Tiên lên tới 26.000 bao gồm cả các phi công và bộ đội phòng không.

Cả hai phía đã che giấu thực tế rằng Liên Xô có tham chiến để không bị buộc lao vào một cuộc chiến lớn hơn. Quân đội Mỹ đã báo cáo nghe thấy tiếng Nga trong các vụ chặn tín hiệu liên lạc giữa chiến đấu cơ Xô viết trong khi họ sơn cờ hiệu và mặc quân phục Trung Quốc cho tất cả các lực lượng.

2. Chuyên gia phòng không Nga bắn hạ máy bay Mỹ tại Việt Nam

Cũng như tại Triều Tiên, Liên Xô muốn tác động đến kết quả cuộc chiến nhưng không muốn gây ra một cuộc chiến tranh thế giới mới. Do vậy, họ đã tuyên bố không có binh sĩ Liên Xô hiện diện, sau đó nói rằng chỉ có một số chuyên gia quân sự được cử tới (trên thực tế đúng là như vậy). Sau khi Liên Xô sụp đổ, các thông tin giải mật cho biết có 3.000 chuyên gia Liên Xô đã sang giúp Việt Nam và 13 người đã hy sinh vì bom Mỹ.

3. Khủng hoảng tên lửa Cuba

Trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba, cả hai phe Liên Xô và Mỹ nói chung đều tránh gây ra một cuộc chiến tranh quy ước hoặc hạt nhân. Trong 12 ngày khủng hoảng căng thẳng tồi tệ, đã xảy ra 4 sự cố riêng rẽ suýt châm ngòi cuộc chiến. Vào ngày 27/10/1962, một chuyến bay trinh sát tầm thấp Mỹ đã bị lực lượng Cuba nổ súng. Muộn hơn cùng ngày, một phi công máy bay do thám tầm cao U-2 thử bay gần Bắc Cực đi lạc vào không phận Liên Xô và suýt bị bắn hạ. Một tàu ngầm Liên Xô đã bị khu trục hạm Mỹ USS Beal tấn công. Sau đó, phi công U-2 Rudolf Anderson Jr bị bắn rơi và thiệt mạng trên bầu trời Cuba.

Cái chết của Rudolf có thể là sự kiện kết thúc cuộc xung đột. Khi tình hình ngày càng trở nên nghiêm trọng, cả tổng thống Mỹ Kennedy và tổng bí thư Liên Xô Khrushchev đều lên tiếng bày tỏ lo ngại chiến tranh trở nên không tránh khỏi. Robert Kennedy đã được cử tới đại sứ quán Liên Xô để trao đổi với đại sứ Liên Xô và họ đã dàn xếp thỏa thuận chấm dứt cuộc khủng hoảng cực kỳ khủng khiếp.

4. Xe tăng Xô-Mỹ đối đầu tại Berlin

Sau khi giới chức Đông Đức cố phong tỏa các nhà ngoại giao phương Tây vào Berlin nhiều lần, tướng Lucius Clay đã điều 10 xe tăng và 3 xe bọc thép tới giao điểm của các nhà ngoại giao Mỹ, trạm kiểm soát Charlie. Liên Xô đáp trả bằng cách phái lực lượng tăng thiết giáp tới trạm kiểm soát và đôi bên gườm nhau suốt 16 tiếng đồng hồ. Không bên nào muốn một cuộc chiến tổng lực vì Berlin, do đó Mosow và Washington đã mở các kênh hậu trường để chấm dứt vụ va chạm.

5. Báo động hạt nhân giả suýt gây thảm họa chiến tranh 4 lần

Trong 4 lần riêng rẽ thời Chiến tranh Lạnh, chiến tranh hạt nhân giữa hai siêu cường Xô- Mỹ suýt nổ ra do trục trặc kỹ thuật và báo động giả. Lần đầu năm 1979 và sau đó vào năm 1980, do sự cố, các máy tính của Mỹ cho thấy một tên lửa Liên Xô tấn công. Sự cố thứ ba xảy ra vào tháng 9/1983 khi một vệ tinh Liên Xô đọc nhầm ánh sáng phản chiếu của mây như các vụ phóng tên lửa Mỹ. Vụ thứ tư xảy ra năm 1995 khi một tên lửa khoa học của Na Uy hiện trên màn hình radar Liên Xô như một tên lửa hạt nhân.

6. Một cuộc tập trận của NATO suýt biến thành chiến tranh thật

Cuộc tập trận Able Archer 83 của NATO vào tháng 11/1983 nhằm thao diễn chống lại một chiến cuộc chiến tranh quy ước và hạt nhân với Liên Xô. Với 19.000 binh sĩ Mỹ tham gia, cuộc tập trận lớn tới mức Liên Xô lo lắng là vỏ bọc cho một cuộc tấn công thật sự.

Liên Xô đặc biệt nhạy cảm kể từ sau vụ báo động hạt nhân giả năm 1983 kể trên. Moscow đã đặt quân đội trong tình trạng báo động cao, các máy bay chiến đấu sẵn sàng cất cánh và khởi động kho vũ khí hạt nhân. May mắn thay, không có sự cố nào diễn ra trong cuộc tập trận và nó kết thúc một cách hòa bình vào ngày 11/11.

7. Tàu chiến Liên Xô đâm chiến hạm Mỹ tại Biển Đen

Nga – Mỹ 7 lần suýt lâm chiến hủy diệt nhau  ảnh 7

Năm 1988, hai chiến hạm Mỹ đã thử đi vào hải phận Liên Xô. Liên Xô tuyên bố lãnh hải 12 hải lý tính từ bờ nhưng Mỹ chỉ thừa nhận 3 hải lý. Hai chiến hạm Liên Xô đáp trả bằng cách húc mạnh chiến hạm Mỹ. Để ngăn ngừa các trực thăng Mỹ cất cánh, hai máy bay trực thăng Liên Xô cũng tới trợ chiến. Cả 4 chiến hạm đều bị hư hai và các tàu chiến Mỹ đã rời khỏi khu vực sau một tiếng đồng hồ.

Theo QPAN