Nga – Cao thủ hay “kẻ liều” trong ván cờ Trung Đông

Nga đang thực hiện một kiểu chiến dịch trước đó vốn chỉ được thực hiện bởi Mỹ hoặc dưới sự chỉ huy của Mỹ. Không kích từ một căn cứ ở nước ngoài, tên lửa hành trình, trinh sát điện tử và không gian, phối hợp với quân đội nước ngoài: tất cả dấu hiệu điển hình trong chiến tranh hiện đại.
Chiến đấu cơ Nga xuất kích từ sân bay Latakia, Syria
Chiến đấu cơ Nga xuất kích từ sân bay Latakia, Syria

Các phân tích về hành động quân sự của Nga tại Syria tập trung vào các mục tiêu chính của chiến dịch. Nhà báo, chính trị gia, chuyên gia và các học giả viện dẫn rằng Nga đang cứu Assad hoặc đang chiến đấu chống IS và các nhóm khủng bố khác trong khu vực.

Những cuộc tranh luận này thường mang nặng tính chính trị nhưng có xu hướng khá chia rẽ và không đóng góp nhiều vào việc hiểu cơ sở chiến dịch quân sự của Nga hay bối cảnh cũng như những hậu quả lớn hơn trong chiến dịch của Nga. Các chuyên gia có thể hàng năm trời nghiên cứu các học thuyết về chính sách đối ngọai và các phát biểu của các nhà quyết sách vẫn không thể giải mã đất nước khi được đòi hỏi sẽ hành động ra sao trong những hoàn cảnh phức tạp.

Về vấn đề này, những động thái của Nga trong cuộc khủng hoảng Syria đã chứng minh một cách hùng hồn bằn việc cung cấp những nguyên liệu quan trọng cho những ai đang cố gắng tìm hiểu chính sách đối ngoại của Nga.

Trên hết, Syria được xem là một đồng minh của Nga tại Trung Đông: Tổng thống Assad đã đề nghị Moscow giúp đỡ và Nga đã hỗ trợ đồng minh của mình trong những hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Trong vài tuần qua, các học giả và chính khách Mỹ, đặc biệt là đảng Cộng hòa luôn nói rằng chiến dịch quân sự của Nga cho thấy Moscow quay lại Trung Đông.

Theo những tuyên bố này, Moscow đã vắng mặt tại khu vực này kể từ thời tổng thống Ai Cập bẻ ghi lòng trung thành với Liên Xô sang phía Mỹ, nằm xa sự thật. Nga không quay lại Trung Đông vì Syria từng là một nước thân Xô viết, và một nước Nga vốn là đồng minh từ thời Chiến tranh Lạnh và do đó rất hợp lôgic với ông Bashar al-Assad khi cầu cứu Nga.

Nhiều nhà quan sát hiện nay viện dẫn rằng chiến dịch quân sự của Nga tại Syria là một sự thách thức táo tợn đối với Mỹ tại khu vực. Về phương diện nay, quyết định hậu thuẫn Assad là đặc biệt quan trọng. Chính quyền Obama đã bỏ rơi Mubarak ở Ai Cập, một đồng minh lâu năm của Mỹ. Còn Kremlin thậm chí trong những hoàn cảnh phức tạp hơn nhiều vẫn giúp đỡ Assad. Tình huống này khiến các nhà lãnh đạo khu vực suy nghĩ rất nhiều.

Ông Putin và nước Nga đã không bỏ rơi đồng minh của mình trong lúc khó khăn khiến các đồng minh Mỹ phải suy nghĩ
Ông Putin và nước Nga đã không bỏ rơi đồng minh của mình trong hoàn cảnh khó khăn khiến các đồng minh Mỹ phải suy nghĩ

Thứ hai, can thiệp quân sự vào Syria là một thử thách hết sức nghiêm trọng đối với các quan hệ của Nga tại khu vực. Các vấn đề Trung Đông vốn dĩ luôn trong tình trạng biến động liên miên, thậm chí mỗi năm. Trong một bối cảnh như vậy, rất khó để dự báo đâu là những liên minh bền vững hoặc những bạn bè lâu dài để một cường quốc bên ngoài có thể dựa vào tại khu vực.

Với một cường quốc bên ngoài để thiết lập các liên minh cần thiết cho các mục tiêu khác nhau cũng như các cuộc khủng hoảng biến đổi, một trong những điều quan trọng nhất là có được những kết nối đúng đắn với khu vực. Rất khó để không lưu ý rằng bất chấp vô số những lời chỉ trích và lo ngại từ các thủ đô trong khu vực liên quan tới chiến dịch quân sự của Nga, Moscow vẫn đang đối thoại với tất cả bọn họ.

Khi chiến dịch không kích bắt đầu, Nga vẫn để mở các kênh liên lạc với Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia và Israel. Và quan điểm của họ về Syria cũng rất gần với quan điểm của Iran. Nhiều quan chức Iraq cũng biểu thị sự quan tâm mạnh mẽ trong việc hợp tác với Nga để chiến đấu với IS.

Một điều không thể sai là nhiều cuộc đối thoại đó rất khó khăn, nhưng chúng củng cố quan điểm chiến lược của Nga tại khu vực. Hãy so sánh quan điểm của Nga và Mỹ, sẽ khó khăn hơn cho Washington trong việc giải quyết nhiều vấn đề trong khu vực mà không có sự thương lượng với Iran. Một vấn đề khó khăn nữa là về chính trị nội bộ của Mỹ.

Quyết định can thiệp vào Syria cho phép chúng ta rút ra nhiều kết luận về chính sách đối ngoại của Nga đối với Trung Đông. Điều quan trọng nhất là Moscow không ngại ra những quyết định táo bạo. Có thể thấy rằng quyết định can thiệp quân sự vào Syria rất mạo hiểm, nhưng trong thời đại công chúng toàn cầu chú ý hiện nay, thông tin quá dư thừa và sự lưỡng lự chính trị khắp thế giới, trong môi trường Trung Đông thay đổi nhanh và phức tạp , Kremlin đã có một sự lựa chọn hành động dũng cảm.

Vẫn chưa rõ Moscow đang nỗ lực đạt tới những gì và quyết định can thiệp vào Syria sẽ được thực thi ra sao, nhưng sự quả cảm chiến lược trong chính sách đối ngoại Nga đã vượt lên trên sự nghi ngại. Và bằng cách thể hiện sự quả cảm đó, cho dù mục đích của họ ra sao, Moscow đã buộc các tay chơi khác ở Trung Đông phải phản ứng, bất kể họ có sẵn sàng hay không.

Chiến lược dũng cảm của Nga được củng cố bằng năng lực quân sự và sự sẵn sàng sử dụng chúng. Sau khi Liên Xô sụp đổ, nhiều người trong nước và quốc tế nghi ngờ trình độ quân sự Nga đủ để đóng một vai trò lớn hơn trong các công việc của thể giới. Hiện những người ngờ vực đã có câu trả lời. Nếu như Hạm đội Caspian vốn chỉ được xem là “hải quân ao làng” có khả năng đánh đòn tên lửa hành trình tầm xa cách mục tiêu hàng ngàn dặm, vậy Nga còn có gì nữa cất trữ, nhất là khi họ đã sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự?

Dĩ nhiên, vẫn có đủ những lời chỉ trích cho rằng không phải tất cả các tên lửa hành trình Nga phóng đi đều đến mục tiêu. Nhưng không có quân đội hay công nghệ nào là hoàn hảo, và hơn nữa không ai có thể chứng minh có bao nhiều tên lửa bị hỏng. Cũng quan trọng khi xem xét cách Nga sử dụng các tên lửa này, không phải trong một trận chiến mang tính sống còn hay một cuộc chiến vì những lợi ích sống còn của quốc gia, mà là trong một chiến dịch có rất nhiều sự lựa chọn. Lại một lần nữa xét từ viễn cảnh này, đó dường như là một động thái rất nghiêm trọng.

Nhìn chung, quân đội Nga đang tác chiến trong một môi trường không quen thuộc. Thậm chí chiến dịch quân sự năm 2008 tại Georgia sát biên giới và lại chống một kẻ địch quá quen thuộc. Đây không phải trường hợp với Syria, nơi Nga đang thực hiện một kiểu chiến dịch trước đó vốn chỉ được thực hiện bởi Mỹ hoặc dưới sự chỉ huy của Mỹ. Không kích từ một căn cứ ở nước ngoài, tên lửa hành trình, các thiết bị trinh sát điện tử và không gian khác nhau, phối hợp với quân đội nước ngoài: tất cả là những dấu hiệu của một chiến dịch điển hình trong chiến tranh hiện đại. Thế giới sẽ sớm chứng kiến nhiều hơn sự sẵn sàng của Nga cho dạng chiến tranh này.

Máy bay Nga tấn công mục tiêu khủng bố trong chiến dịch quân sự tại Syria
Máy bay Nga tấn công mục tiêu khủng bố trong chiến dịch quân sự tại Syria

Vấn đề quan yếu tiếp theo là khả năng của Moscow giải thích về những kinh nghiệm tiêu cực trong quá khứ, cho dù của chính mình hay của người khác. Điều đầu tiên cần lưu tâm ở đây là những nỗ lực kiên trì hơn của Nga nhằm làm cho chiến dịch quân sự tại Syria trở nên minh bạch. Bộ quốc phòng, bộ ngoại giao và điện Kremlin trao đổi với các người đồng cấp và giới truyền thông quốc tế nhiều hơn người ta có thể mong đợi.

Xem xét mối quan hệ gay gắt giữa Kremlin và Nhà Trắng, cuộc gặp tại New York giữa Putin và Obama dường như là một nỗ lực của tổng thống Nga nhằm giải thích quan điểm của nước Nga hơn là cố gắng giành sự ủng hộ của Mỹ. Những lý do tương tự có thể ẩn sau các cuộc tham vấn kiên trì với các cường quốc Trung Đông, cũng như lời lời đề xuất của bộ quốc phòng Nga với các tùy viên quân sự tại Moscow, đặc biệt là phương Tây và Mỹ nhằm tạo ra các kênh liên lạc để tránh các sự cố. Chúng ta cũng thấy bộ quốc phòng Nga mở một trung tâm thông tin nhằm cung cấp các thông tin chính thức, bao gồm video về các cuộc không kích.

Một số có thể cho rằng đây là hiệu quả của nỗ lực làm PR, phải nhưng đó thực sự là một tiến lớn so với những hành động của Nga trong chiến dịch quân sự năm 2008 tại Georgia, khi Nga lừng chừng phản ứng trước các động thái của Georgia để giành được sự thiện cảm của quốc tế. Lần này, Kremlin thậm chí còn thể hiện nỗ lực cả với phe đối lập của Assad.

Nhưng Nga thậm chí còn làm nhiều hơn ở nhà trước khi phát động chiến dịch quân sự tại Syria. Bao gồm các bài học sai lầm trong các chiến dich quân sự của chính Nga và các nước nước khác. Nhiều nhà quan sát hiện nay đang so sánh hành động quân sự của Nga tại Syria hiện nay với sự can thiệp của Liên Xô trước đây vào Afghanistan.

Hiển nhiên, không phải tất cả mọi sự so sánh đều chính xác. Lãnh thổ, văn hóa và nền chính trị hiện đại Syria và Afghanistan 40 năm trước rất khác biệt. Quan trọng hơn là với Liên Xô, chiến tranh Afghanistan đã trở thành một cuộc chiến ủy nhiệm với Mỹ, Pakistan và các quốc gia Vùng Vịnh. Những nước này đã cung cấp sự hỗ trợ mang tính quyết định cho phe đối lập Afghanistan.

Ngày nay, nước Mỹ đang vật lộn nhằm tìm hiểu ai là “các nhóm phiến quân” và ai nằm trong “phe đối lập dân chủ” tại Syria, chưa nói đến việc có cung cấp cho “người tốt” các loại vũ khí tinh vi nhất hay không. Tuy nhiên, Syria không phải là Afghanistan 40 năm trước, Nga vẫn đủ khả năng để nghiên cứu những kinh nghiệm cay đắng của thời Xô viết, thậm chí cả sự sụp đổ của Mỹ tại Việt Nam – từ việc không kích cho tới chiến dịch trên bộ.

Về điểm này, vẫn còn quá sớm để nói Nga có “hoàn thành bài tập về nhà” hay không. Tuy nhiên chúng ta đã thấy ở trên, một số thực tế quan trọng về các động thái của Nga trên trường quốc tế đã quá rõ ràng trong chiến dịch quân sự tại Syria.

*Bài viết trên National Interest của tác giả Nikolay Pakhomov, nhà phân tích chính trị và là cố vấn tại thành phố New York. Ông cũng là chuyên gia thuộc Hội đồng các vấn đề đối ngoại Nga.

Theo QPAN