|
Ảnh: SCMP |
Vào hôm 22/8 vừa qua, chính phủ Nepal đã quyết định sẽ dỡ bỏ lệnh cấm ứng dụng chia sẻ video TikTok vào tháng 11 năm ngoái vì gây gián đoạn "sự hòa hợp xã hội".
Hãng thông tấn quốc gia Nepal dẫn lời Bộ trưởng Bộ Thông tin - Prithvi Subba Gurung cho biết quyết định dỡ bỏ các hạn chế đối với TikTok đã được chính phủ đưa ra trong cuộc họp nội các thường kỳ vào hôm 22/8.
Cơ quan này cũng cho biết, hoạt động dỡ bỏ lệnh cấm này là sáng kiến của Thủ tướng Khadga Prasad Oli, người đã ban hành chỉ thị nêu rõ rằng tất cả các trang mạng xã hội cần phải được đối xử bình đẳng.
Ông Khadga Prasad Oli đã trở thành thủ tướng vào tháng trước sau khi chính phủ cầm quyền trước đó sụp đổ.
Chính phủ trước đó đã áp dụng lệnh cấm TikTok vào tháng 11 năm ngoái, cho rằng cần phải quản lý việc sử dụng nền tảng truyền thông xã hội này bởi nó phá vỡ sự hòa hợp xã hội và phát tán các nội dung khiếm nhã.
Chính phủ Nepal cũng đã yêu cầu các nền tảng truyền thông xã hội đăng ký tại Nepal, phải mở văn phòng đại diện, nộp thuế và tuân thủ luật pháp cũng như quy định của đất nước này.
TikTok, thuộc sở hữu của ByteDance Trung Quốc, đã phải đối mặt với sự giám sát ở một số quốc gia vì lo ngại rằng Bắc Kinh có thể sử dụng ứng dụng này để thu thập dữ liệu người dùng để phục vụ cho lợi ích riêng.
Các quốc gia bao gồm Mỹ, Anh và New Zealand đã cấm nhân viên chính phủ sử dụng TikTok mặc dù ứng dụng này liên tục phủ nhận việc chia sẻ dữ liệu với chính phủ Trung Quốc và sẽ không làm như vậy nếu được yêu cầu.
TikTok phản đối các cáo buộc của Mỹ về mối liên hệ với Trung Quốc
TikTok bắt tay với Amazon trong mảng mua sắm trực tuyến, làm nóng cuộc cạnh tranh với Shein, Temu
Mỹ kiện TikTok vì vi phạm quyền riêng tư của trẻ em
Theo SMCP