Năng lượng tái tạo sẽ vượt than đá, trở thành nguồn điện năng lớn nhất toàn cầu trong 2 năm

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Theo dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), năng lượng tái tạo sẽ phát triển vượt bậc trong giai đoạn 2023 – 2025, lớn hơn nguồn điện từ than đá và trở thành nguồn điện năng lớn nhất toàn cầu.
Năng lượng tái tại sẽ thay thế nguồn điện năng than đá. Ảnh minh họa Electrek.
Năng lượng tái tại sẽ thay thế nguồn điện năng than đá. Ảnh minh họa Electrek.

Năng lượng sạch đã đạt được động lực lớn năm 2022. Cuộc xung đột Ukraine - Nga đã đẩy thế giới vào cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu, thúc đẩy xu hướng chuyển nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo.

Khi các chính phủ và doanh nghiệp châu Âu nỗ lực tăng cường nhanh chóng các giải pháp năng lượng tái tạo nhằm thay thế khí đốt Nga, lượng công suất điện tái tạo được bổ sung ở châu Âu trong giai đoạn 2022-2027, theo dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) sẽ cao gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021 và giai đoạn năm năm trước đó. Kết quả này được thúc đẩy bởi sự kết hợp giữa nỗ lực ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5°C và những lo lắng về an ninh năng lượng.

Tập đoàn ngân hàng đa quốc gia khổng lồ ING, trong bản báo cáo về Triển vọng năng lượng năm 2023 cho biết, mặc dù có những bất ổn, hầu hết các dịch vụ cung cấp năng lượng châu Âu “hoạt động rất tốt trong năm 2022 và sẽ tiếp tục như vậy trong năm 2023.”

Tại Mỹ, chính phủ tổng thống Joe Biden thông qua Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) vào cuối năm 2022 đã cung cấp hỗ trợ và tầm nhìn dài hạn cho chương trình mở rộng năng lượng tái tạo. Năm 2022, đầu tư tư nhân vào năng lượng tái tạo ở Mỹ đạt 10 tỷ USD. Deloitte dự báo mức đầu tư tư nhân cao sẽ tiếp tục “do các nhà đầu tư bị thu hút bởi lợi nhuận minh bạch và có thể dự đoán đối với các công nghệ trưởng thành, được hỗ trợ từ khoản tín dụng thuế 10 năm của IRA.”

Theo tổ chức tư vấn điện quốc tế Ember, Năng lượng mặt trời sẽ tăng trưởng theo cấp số nhân tại 5 nền kinh tế lớn nhất châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Ấn Độ và Philippines. Ảnh Ember.

Theo tổ chức tư vấn điện quốc tế Ember, Năng lượng mặt trời ​​sẽ tăng trưởng theo cấp số nhân tại 5 nền kinh tế lớn nhất châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Ấn Độ và Philippines. Ảnh Ember.

Và tại Trung Quốc, theo kết quả của Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 gần đây, quốc gia này dự kiến ​​sẽ chiếm gần một nửa công suất năng lượng tái tạo mới được bổ sung trên toàn cầu trong giai đoạn 2022-2027.

Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol cho biết trong một báo cáo vào tháng 12/2022:

Năng lượng tái tạo đã mở rộng nhanh chóng, nhưng cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu đã đẩy nguồn năng lượng vào một giai đoạn phát triển mới phi thường với tốc độ tăng trưởng thậm chí còn nhanh hơn, do các quốc gia tìm giải pháp tận dụng lợi thế cho an ninh năng lượng của đất nước. Trong vòng 5 năm tới, thế giới đang tái thiết lập cơ cấu sản xuất để bổ sung lượng năng lượng tái tạo, bằng lượng năng lượng tái tạo đã sản xuất trong 20 năm trước.

IEA dự kiến ​​công suất điện tái tạo toàn cầu sẽ tăng thêm 2.400 gigawatt trong giai đoạn 2022-2027, tương đương với toàn bộ công suất điện của Trung Quốc hiện nay.

Mức tăng trưởng dự kiến ​​đó cao hơn 30% so với mức tăng trưởng được dự báo một năm trước, năm 2021, cho thấy các chính phủ đang nhanh chóng đưa ra những chính sách bổ sung nhằm thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo.

Theo IEA, năng lượng tái tạo sẽ chiếm hơn 90% lượng điện bổ sung tăng cường trên toàn cầu trong 5 năm tới, vượt qua than đá để trở thành nguồn điện năng lớn nhất toàn cầu vào đầu năm 2025.

Theo Electrek