Mỹ tuyên bố rút quân và động thái của Syria

VietTimes -- Mỹ vừa bất ngờ tuyên bố rút 1.000 binh lính cuối cùng khỏi khu vực miền bắc Syria, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang tiếp tục mở rộng cuộc tấn công tại đây.

Các chiến binh nổi dậy Syria do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn trên một chiếc xe quân sự ở thị trấn Tal Abyad, Syria (Ảnh: Reuters)
Các chiến binh nổi dậy Syria do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn trên một chiếc xe quân sự ở thị trấn Tal Abyad, Syria (Ảnh: Reuters)

Tuyên bố rút toàn bộ lực lượng quân đội của Mỹ khỏi miền Bắc Syria được đưa ra trong lúc phía Syria cũng vừa đạt được thỏa thuận với người Kurd để đối phó với Thổ Nhĩ Kỳ.

Động thái trên diễn ra sau một tuần kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo rút quân đối với 50 binh lính Mỹ đang hoạt động đặc biệt cùng lực lượng dân quân người Kurd ở phía bắc Syria.

Hành động này được xem là mở đường cho chiến dịch quân sự mà Thổ Nhĩ Kỳ phát động nhằm vào Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), đồng minh chính của Washington trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria.

Việc Mỹ bước ra khỏi cuộc chiến và sự trở lại của binh lính Syria ở dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ sẽ kéo theo khả năng gia tăng xung đột nếu quân đội Syria đối đầu trực tiếp với Thổ Nhĩ Kỳ.

Các chiến binh nổi dậy Syria do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn trên một chiếc xe quân sự ở thị trấn Tal Abyad, Syria (Ảnh: Reuters)
Các chiến binh nổi dậy Syria do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn trên một chiếc xe quân sự ở thị trấn Tal Abyad, Syria (Ảnh: Reuters)

Thổ Nhĩ Kỳ mở rộng phạm vi quân sự

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho biết, nước này đã giành quyền kiểm soát thị trấn Ras al Ain ở tỉnh Hasaka, nằm trong mục tiêu thiết lập phạm vi an toàn có chiều rộng từ 30-35km tại khu vực biên giới từ phía tây sang đông.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mike Esper cho biết, sau khi biết về cuộc tấn công sâu rộng của Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ đã quyết định sẽ nhanh chóng rút toàn bộ 1.000 quân tại miền bắc Syria.

Cuộc giao tranh đã làm dấy lên mối lo ngại của phương Tây rằng SDF nắm giữ một vùng rộng lớn phía bắc Syria từng bị tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng kiểm soát, sẽ không thể bảo đảm việc giam giữ các tù nhân và những người liên quan trong trại.

Chính quyền người Kurd cho biết 785 tù nhân nước ngoài có liên quan tới tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng đã trốn trại tại Ain Issa nhưng cơ quan Giám sát nhân quyền Syria cho biết chỉ có khoảng 100 người trốn thoát.

Hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ dẫn lời Tổng thống Erdogan bác bỏ thông tin những tù nhân thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã trốn thoát sau khi Thổ Nhĩ Kỳ tấn công lực lượng người Kurrd. Ông cho rằng đây là những thông tin sai lệch nhằm mục đích khiêu khích các quốc gia phương Tây.

Mối đe dọa về những sắc lệnh trừng phạt

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã vấp phải sự chỉ trích từ chính các nghị sỹ của Đảng Cộng hòa khi đưa ra tuyên bố rút quân, bỏ rơi đồng minh người Kurd và đổ lỗi cho các quốc gia Châu Âu đã không bảo vệ công dân của họ.

Những con số thương vong đang tăng lên. Một cuộc không kích của Thổ Nhĩ Kỳ ở Ras al Ain ngày 13-10 đã giết chết 14 người, trong đó có 10 người dân thường vào Chủ nhật. SDF cho biết một đoàn xe dân sự của người Hồi giáo đã được nhắm mục tiêu.

Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố mục đích là để tạo ra một khu vực an toàn của người Hồi giáo bên trong Syria để tái định cư cho 3,6 triệu người tị nạn chiến tranh Syria mà họ đang tổ chức. Tổng thống Erdogan đã đe dọa sẽ gửi họ đến châu Âu nếu khối này không ủng hộ cuộc tấn công của mình.

Nhưng cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ đã gây ra báo động quốc tế về những cuộc di tản quy mô lớn cũng như những chỉ trích về việc Tổng thống Trump đã bỏ rơi đồng minh người Kurd. Phản ứng với những công kích đó, Tổng thống Trump cho rằng Mỹ cần phải rút khỏi các cuộc chiến tranh không hồi kết ở Trung Đông và bảo vệ biên giới của chính họ.

Thổ Nhĩ Kỳ hiện phải đối mặt với mối đe dọa về các biện pháp trừng phạt từ Mỹ, một đồng minh của NATO. Hai đồng minh NATO khác là Đức và Pháp đã đình chỉ xuất khẩu vũ khí sang Thổ Nhĩ Kỳ và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã triệu tập một cuộc họp nội các khẩn cấp hôm 13-10 để thảo luận về các lựa chọn liên quan đến cuộc tấn công.

Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Washington đang nghiên cứu về báo cáo cho rằng một chính trị gia người Kurd và các binh sĩ người Kurd bị bắt đã bị lực lượng ủy nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ giết chết trong cuộc tấn công. Theo Liên Hợp quốc, hơn 130.000 người đã phải di dời khỏi các khu vực nông thôn xung quanh Tel Abyad và Ras al Ain do hậu quả của cuộc chiến.

Tổng thống Erdogan cũng cho biết, đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiêu diệt 440 tên khủng bố trong Chiến dịch Mùa xuân hòa bình và kiểm soát khu vực có diện tích lên đến 109 km2, trong đó có 17 làng xung quanh thị trấn Tel Abyad và bốn làng xung quanh thị trấn Ras Al Ain.

Theo truyền thông Syria đưa tin, quân đội nước này đã bắt đầu được triển khai tới các mặt trận phía bắc để đối phó với “cuộc chiến xâm lược” của Thổ Nhĩ Kỳ Thổ Nhĩ Kỳ trên lãnh thổ Syria.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mike Esper kinh ngạc trước tình hình này và sau khi trao đổi, Tổng thống Trump đã chỉ đạo rút quân khỏi miền bắc Syria.

Theo RT