Mỹ tung radar chiến lược theo dõi Triều Tiên thử tên lửa (video)

VietTimes -- Trạm radar nổi trên biển SBX đã rời khỏi Trân Châu Cảng sau khi nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong Un tuyên bố, quốc gia này đang trong "giai đoạn cuối" chuẩn bị cho một cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Trạm radar trên biển X-Band (SBX)

Việc điều động trạm SBX ra biển sẽ gửi "một thông điệp răn đe rõ ràng mang tính chiến lược răn đe đối với mối đe dọa ICBM của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên, nguy cơ này đã tăng cường đáng kể từ tuyến bố của chủ tịch Kim ngày 01.01", Riki Ellison, Chủ tịch Hiệp hội Liên minh ủng hộ Hệ thống phòng thủ tên lửa (MDAA) cho biết.

Theo các phương tiện truyền thông, trạm radar SBX được đưa đến khu vực hoạt động trên khoảng cách 2.000 dặm về phía tây bắc Hawaii, có sứ mệnh theo dõi vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, có thể diễn ra trong tháng tới. Lầu Năm Góc không cho rằng việc triển khai trạm radar nổi có ý nghĩa đặc biệt đáng quan tâm.

"Việc triển khai trạm radar nổi SBX trên biển lớn không dựa trên bất kỳ mối đe dọa đáng tin cậy nào, nhưng cũng không thể thảo luận bất cứ chi tiết cụ thể nào trọng nhiệm vụ đặc biệt này, khi đài radar viễn thám đang được tiến hành", trung tá Hải quân Gary Ross, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ phát biểu trong một email thông cáo báo chí.

Trong bài phát biểu ngày 01.01.2017, chủ tịch Kim Jong un cho biết, Triều Tiên đang chuẩn bị cho một vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM.

"Đài radar viễn thám SBX được triển khai trên Thái Bình Dương nhằm tăng cường khả năng tiêu diệt mục tiêu cho 37 tổ hợp ở Alaska và 44 tổ hợp đánh tên lửa ở California, nếu lãnh thổ Mỹ bị tấn công bởi tên lửa đạn đạo ICBM ở Bắc Triều Tiên", ông Ellison nhấn mạnh trong một thông điệp của MDAA.

Nếu tên lửa liên lục địa thử nghiệm (ICBM) Triều Tiên không hướng đến những mục tiêu của Mỹ hoặc vùng lãnh thổ có liên quan, trạm radar SBX sẽ chỉ duy trì trạng thái theo dõi để thu thập những dữ liệu chính xác vô giá về quỹ đạo đầu đạn và các thành phần của tên lửa thử nghiệm ICBM Triều Tiên bay trong không gian.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter trong tuần qua cho biết, Mỹ chỉ có thể theo dõi hoạt động của tên lửa liên lục địa Triều tiên nếu tên lửa này được thủ nghiệm mà không hình thành mối đe dọa với Mỹ.

Trạm radar viễn thám SBX cao hơn 280 feet phía trên là quả cầu vòm hình quả bóng golf có chứa một radar mảng pha. Khá khó khăn khi nhổ neo và rời khỏi hải cảng của trạm này trên đảo Ford. Đài radar có công suất rất lớn, được thiết kế để hoạt động chủ yếu trên biển lớn, được sử dụng để phát hiện, theo dõi và phân biệt các đặc điểm, tính năng kỹ thuật quỹ đạo đường bay của tên lửa đạn đạo.

Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng, công nghiệp hạt nhân Triều Tiên không thể có khả năng thu nhỏ đầu đạn hạt nhân và lắp đặt nó trên một đầu đạn ICBM.

Ngày 03.01.2017, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby phát biểu "Chúng tôi biết rằng ông ấy (Kim Jong-un) luôn muốn có khả năng này" và chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên "tiếp tục được phát triển theo hướng đó",

Các phương tiện truyền thông Hàn Quốc trước đây đưa tin, radar viễn thám SBX từng được triển khai vào cuối tháng 9 trên một khu vực ngoài khơi bán đảo Triều Tiên. Theo thông tin từ Hiệp hội Các vấn đề Khoa học quan tâm (Union of Concerned Scientists), những lo ngại về chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên buộc Mỹ triển khai đài rađar SBX vào năm 2009 và 2013.

Hiệp hội này trong một báo cáo được công bố vào tháng 7, khẳng định rằng trạm radar viễn thám SBX, có trị giá khoảng 2,2 tỷ USD được thiết kế để theo dõi chính xác tầm xa và phân tách quỹ đạo của đầu đạn hạt nhân, phóng từ các khu vực và lãnh thổ khác, nhưng đài radar "có một số hạn chế nghiêm trọng, đặc biệt trong môi trường điện tử mật độ cao, radar gặp trở ngại lớn và rất hạn chế về tầm nhìn".

Phát triển từ những nhược điểm của SBX, Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ đưa ra kế hoạch phát triển trạm radar tầm xa mới nhằm phát hiện mục tiêu, phân tích quỹ đạo đường đạn của các tên lửa, cảnh báo sớm các nguy cơ ở Alaska.

Ông Ellison cho biết, Triều Tiên từ năm 1998 đã 6 lần thử nghiệm tên lửa tầm xa, có tốc độ bay tương tự như một tên lửa liên lục địa ICBM. Truyền thông nhà nước Triều Tiên cho biết: tên lửa đạn đạo, phóng thử nghiệm vào tháng 2.2016 được dự kiến sử dụng như một tên lửa đẩy để đưa vệ tinh vào quỹ đạo vũ trụ.

Riki Ellison nhận xét: "Triều Tiên rất có thể thông qua vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo này, muốn thử nghiệm đầu đạn do Bình Nhưỡng thiết kế và tái trình diễn khả năng phóng một ICBM thành công, khẳng định sức mạnh của lực lượng hạt nhân chiến lược của quốc gia này".

Hệ thống phòng thủ đánh chặn tên lửa trên biển của Mỹ

QA