Trong một cuộc phỏng vấn với hãng RIA Novosti, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov nói rằng việc từ chối cho phép vợ/chồng, con cái của các nhà ngoại giao Nga được ở lại là một bước đi chắc chắn là ép buộc các đại diện của họ rời khỏi nước Mỹ. “Chúng tôi sẽ đáp trả hành động này”, ông nói, “và chúng tôi cảnh báo người Mỹ rằng, để ngăn đội ngũ tiếp tục giảm, chúng tôi không thể không đáp trả.”
Trước đó, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov tuyên bố rằng Washington đã từ chối cấp phép thị thực cho gia đình của 27 nhà ngoại giao Nga, và rằng điều này sẽ buộc họ phải rời khỏi Mỹ vào ngày 30/1/2022. Moscow cũng nói rằng sẽ có thêm 28 người nữa sẽ phải rời Mỹ vào ngày 30/1, nâng tổng số nhà ngoại giao Nga phải trở về nhà vào giữa năm 2022 lên con số 55.
Bất đồng về số lượng các nhà ngoại giao đóng tại hai nước đã tăng cao trong vài năm gần đây. Tháng trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng nhân viên ngoại giao Mỹ ở Nga đã giảm từ 1.200 vào năm 2017 xuống còn 120, và rằng rất khó để tiếp tục hoạt động gì ngoài duy trì “sự hiện diện tạm thời”. Washington cũng chỉ thị đóng cửa các tòa lãnh sự của họ ở Nga.
Trước đó, Đại sứ Mỹ tại Moscow đã ngừng xử lý các thị thực phi ngoại giao và liệt công dân Nga vào diện “vô gia cư có quốc tịch”, buộc họ phải đi xin thị thực ở một nước thứ ba.
Moscow đã chỉ trích kịch liệt hành động này, nói rằng “các nhà ngoại giao Mỹ trong suốt nhiều năm qua đã hủy diệt hệ thống lãnh sự ở Nga. Họ đã biến một quy trình kỹ thuật, rất thường lệ trong thế kỷ 21, thành địa ngục”.
Tổng thống Biden đã có cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin trong tháng 6 nhân hội nghị thượng đỉnh đầu tiên kể từ khi ông Biden nhậm chức. Sau đó, hai nước đã thảo luận về việc bình thường hóa hoạt động ở đại sứ quán. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói rằng họ chưa đạt được bước tiến nào do Mỹ gây sức ép buộc Nga phải tuân theo các điều khoản của họ.