Mỹ sẽ tung bầy UAV không chiến cùng chiến đấu cơ (video)

VietTimes -- Cơ quan các dự án quốc phòng tiên tiến thuộc Lầu Năm Góc (DARPA) đưa ra một ý tưởng mới phát triển các máy bay không người lái chiến đấu đơn giản, có thể mang theo tên lửa không đối không đi cùng các máy bay tiêm kích khác. Ý tưởng này thuộc về trung tá không quân Mỹ Jimmy Jones.
Một chiếc F/A18 Hornet bay trên biển Đông, xuất phát từ Pank Lebar, Singapore bay đến căn cứ không quân của Lính thủy đánh bộ Mỹ ở Iwakuni, Nhật Bản - ảnh Popularmechanics
Một chiếc F/A18 Hornet bay trên biển Đông, xuất phát từ Pank Lebar, Singapore bay đến căn cứ không quân của Lính thủy đánh bộ Mỹ ở Iwakuni, Nhật Bản - ảnh Popularmechanics

Ý tưởng nguyên mẫu UVA chiến đấu mới của trung tá Jimmy Jones có tên gọi là Flying Missile Rail (FMR), nội dung trọng tâm là thiết kế chế tạo các máy may không người lái đơn giản, dễ lắp ráp. Những UAV chiến đấu này có thể được các máy bay tiêm kích không quân Mỹ mang theo đến khu vực tác chiến.

Trong video đăng vào đầu tuần trên YouTube, trung tá Jimmy Jones, chủ nhiệm chương trình thuộc Văn phòng công nghệ chiến lược, đưa ra một thách thức mới cho ngành công nghiệp quốc phòng với khái niệm FMR (Flying Missile Rail). Ý tưởng của DARPA là một chiếc máy bay không người lái vũ trang được lắp đặt trên giá treo tên lửa của máy bay chiến đấu F-16 Không quân Mỹ và máy bay tiêm kích F/A-18 Hải quân Mỹ và Lính thủy đánh bộ. Chiếc UAV  Flying Flying Missile Rail phải có tốc độ khoảng 0,9 Mach (690 dặm /h – 308 m/s) và bay được ít nhất là 20 phút.

Mỗi UAV FMR được lắp đặt động cơ phản lực, có khả năng mang đến 2 tên lửa không đối không lớp AMRAAM AIM-120. Các máy bay tiêm kích F-16 không quân và F/A-18 Hải quân Mỹ sẽ mang theo những chiếc UAV FMR đến khu vực tác chiến tiềm năng và phóng thả chúng khi tham gia không chiến.

Mỹ sẽ tung bầy UAV không chiến cùng chiến đấu cơ (video) ảnh 1Sơ đồ thiết kế của một UAV chiến đấu, có thể mang theo tên lửa không đối không. Do tên lửa có thể được phóng độc lập từ UAV, máy bay có tên gọi là Flying Missile Rail  - ảnh Popularmechanics

Trung tá Jimmy Jones đề xuất tổ chức các nhà máy quy mô nhỏ sản xuất những UAV chiến đấu nói trên, lắp đặt trong các thủng container vận tải biển. Đây là những nhà xưởng lắp ráp các máy bay không người lái với yêu cầu, các chi tiết thiết kế chế ban đầu phải có chất lượng lượng cao, lắp ráp nhanh chóng và đơn giản.

Những nhà máy lắp ráp máy bay không người lái này được thiết kế hợp lý trong lắp đặt các trang bị và vận hành, sao cho có thể triển khai được trên tàu sân bay và các sân bay dã chiến nhỏ. Một nhà máy phải đảm bảo sản xuất được đến 500 UAV trong một tháng.

Với các UAV FMR mang theo, các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư F-16 và F/A-18 một vùng đệm an toàn trong không chiến. Các máy bay tiêm kích Mỹ có thể tấn công đối phương bằng tên lửa không đối không nhưng đối phương thì không thể. Đây là một ưu thế đặc biệt quan trọng do tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM hiện nay đã có tới 30 năm khai thác sử dụng và đang ngày càng bị tên lửa không đối không của các đối thủ tiềm năng, đặc biệt là Nga vượt hơn về tầm bắn và nhiều tính năng kỹ chiến thuật khác.

Các UAV FMR có thể được kết nối hệ thống điều khiển theo mạng NET chiến thuật, cho phép hoặc phi công, hoặc kíp trắc thủ trên các máy bay khác như máy bay trinh sát cảnh báo sớm AWACS - AEW&C, máy bay chỉ huy trên không hoặc đài chỉ huy mặt đất, hoặc các drone được cung cấp dữ liệu chỉ thị mục tiêu và có thể độc lập tấn công mục tiêu. Phi công có thể thực hiện chế độ phóng máy bay không người lái và quên, nhưng cũng có thể phóng tên lửa AIM-120 AMRAAM từ ray phóng của UAV mà không cần phải phóng thả UAV chiến đấu.

Trong tình huống không chiến của máy bay Mỹ với các máy bay chiến đấu đối phương có tiềm lực khoa học công nghê cao, UAV FMR cho phi công chiến đấu có thêm một lựa chọn hiệu quả. Trong tình huống số lượng tiêm kích đối phương đông hơn, thế hệ máy bay tốt hơn, tên lửa không đối không có tính năng kỹ chiến thuật cao hơn, các phi công tiêm kích Mỹ có thể phóng UAV FMR tấn công kẻ thù và thoát ly không chiến, tránh bị đối phương tiêu diệt và còn có thể có điều kiện để tấn công kẻ thù.

Trong tình huống không lực đối phương yếu hơn, các máy bay tiêm kích Mỹ thế hệ thứ 4 vẫn có thể trực tiếp tham gia không chiến, phóng tên lửa AMRAAM treo trên ray phóng của UAV FMR mà không phóng thả máy bay không người lái, dành lại cho cuộc không chiến nguy hiểm hơn.

Hơn thế nữa, các UAV có thể mang theo các vũ khí tiến công mặt đất, cho phép máy bay chiến đấu Mỹ có thể tấn công mục tiêu mà không đi vào vùng nguy hiểm bởi lực lượng phòng không mặt đất hoặc không quân đối phương xuất kích ngăn chặn.

Trong tương lai, ý tưởng phát triển các UAV chiến đấu giá rẻ, sử dụng 1 lần sẽ là cuộc cách mạng tác chiến đường không mà tất cả các cường quốc quân sự sẽ vươn tới. Trong cuộc cách mạng này, Mỹ sẽ phải là quốc gia dẫn đầu. Trên mỗi căn cứ không quân, tàu sân bay sẽ có những nhà máy mini lắp ráp, sản xuất các FMR.
Trong điều kiện thời bình, những nhà máy này sẽ thực hiện nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu huấn luyện chiến đấu, trong điều kiện thời chiến sẽ sản xuất các UAV phục vụ chiến đấu. Trong tương lai, nhà máy có thể lắp ráp các UAV lớn hơn, mang nhiều vũ khí và có thể độc lập cất cánh, tự tìm mục tiêu và thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trên mọi chiến trường trên không, trên biển hoặc trên mặt đất. 
Trung tá không quân Mỹ Jimmy Jones giới thiệu về ý tưởng phát triển UAV FMR - video  DARPAtv
TTB