Mỹ “phá trận” đảo nhân tạo, đánh quỵ Trung Quốc ngoài tầm với

VietTimes -- Để ngăn chặn Trung Quốc mở rộng ra ngoài vùng nước ven biển, mục tiêu chiến thuật chủ yếu vẫn phòng thủ: buộc PLA phải ra khỏi khu vực phòng ngự và triển khai lực lượng. Hệ thống phòng thủ chiến thuật là điều kiện cần và đủ để tấn công chiến lược, giải quyết xung đột hiệu quả.
Hành lang vận tải thương mại của Trung Quốc trên biển và trên bộ
Hành lang vận tải thương mại của Trung Quốc trên biển và trên bộ

Tiếp theo Chiến lược phá hủy A2/AD của Trung Quốc

Các vùng biển chiến lược

Trên lục địa châu Á, kiểm soát vùng lãnh thổ có tầm quan trọng hàng đầu, đặc biệt dọc theo biên giới Trung Quốc. Trung Quốc phần lớn mở rộng địa giới tự nhiên và luôn có những chướng ngại vật không thể vượt qua đối với việc mở rộng vùng lãnh thổ kiểm soát: sông, núi (bao gồm cả dãy Himalaya), rừng rậm và sa mạc.

Năng lực quân sự của Trung Quốc nhằm thống trị những vùng đất ngoại biên suy giảm nhanh chóng, mặc dù Trung Quốc vẫn có thể triển khai lực lượng thông thường trên một số khoảng cách nhất định.Các cơ sở hạ tầng giao thông hạn chế đã khiến hệ thống tấn công tầm xa của PLA bị giới hạn bởi địa hình phức tạp. Lực lượng bộ binh trung tâm truyền thống bị ngăn cản rất nhiều bởi giao thông khó khăn và không thể triển khai được sức mạnh trên tầm xa vượt ngoài biên giới. Do đó, việc hình thành mạng lưới giao thông vận tải cung cấp đương bộ gặp nhiều gian nan và hoàn toàn không an toàn.

Chính vì vậy, đối với Trung Quốc hiện nay, thống trị  một vùng biển có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Trung Quốc, trong ý nghĩa này, có rất nhiều những thuộc tính của một quốc đảo. Khoảng 98% tất cả lưu lượng (khối lượng) quá cảnh biên giới Trung Quốc đều đến hoặc rời đi bằng đường biển.

Chiến lược phân bổ năng lượng Trung Quốc đến năm 2015

Các cụm cảng Thượng Hải vận chuyển một khối lượng khổng lồ hàng hóa trong 60 ngày, nhiều hơn khối lượng hàng hóa đường bộ và đường sắt kết hợp vận chuyển trong cả một năm. Trong vùng lãnh thổ, Trung Quốc có thể kiểm soát hiệu quả bằng lực lượng vũ trang, nhưng trên vùng biển cũng mở rộng ra toàn cầu và nằm ngoài khả năng triển khai sức mạnh của Trung Quốc.

Để ngăn chặn khả năng mở rộng quyền thống trị của Trung Quốc cần  tập trung vào hàng hải, do hoạt động hàng hải có thể bị ảnh hưởng từ bất kỳ các vùng hoạt động khác và trên khoảng cách lớn. Các vùng hoạt động trên mặt đất, không trung, không gian, không gian mạng, dưới ngầm đều tiếp cận đến vùng biển và hoạt động hàng hải trên vùng biển đó.

Sự tập trung trọng tâm vào hàng hải sẽ đưa bất kỳ cuộc thảo luận chiến lược nào xuất phát từ những thách thức chính trị và quân sự đến với các đòn tấn công vào lục địa Trung Quốc hoặc các trận chiền gần với biên giới Trung Quốc. Bỏ qua một cuộc chơi chiến tranh trên vùng biển gần của Trung Quốc đồng nghĩa với việc từ bỏ một đòn bẩy mạnh mẽ chống lại Trung Quốc.

Đây cũng là giải pháp giúp tránh được những thách thức phải giải quyết môi trường tác chiến của Trung  Quốc A2 / AD, đảo ngược lại lợi thế của Bắc Kinh bằng cách sử dụng lực lượng quân sự của các quốc gia có vị trí địa lý mũi nhọn ngăn chặn Trung Quốc như Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines, Indonesia, Việt Nam.

Trên thực tế, Mỹ có thể đối phó với chiến lược chống tiếp cận của Trung Quốc bằng chiến lược chống tiếp cận của riêng mình khi thừa nhận rằng Mỹ và các đồng minh theo nghĩa đen đang có vị trí khống chế tuyến đường vận tải biển của Trung Quốc, buộc Bắc Kinh phải chịu sự phụ thuộc.

Điều kiện địa lý này bất lợi cho một chiến dịch quân sự diễn ra trong một giới hạn hẹp, cường độ tác chiến cao nhưng lại có nhiều thuận lợi cho một chiến lược lâu dài, tác chiến trên tầm xa, biến điểm yếu chiến lược Mỹ thành chiến lực có chiều sâu. Washington và Lầu Năm Góc cần có kế hoạch chiến đấu trên các vùng biển và dọc theo hành lang biển của các quốc gia này.

Chiến lược ngăn chặn tầm xa

Một chiến lược nghèo nàn nhất có thể của Mỹ nhằm đáp trả  những nỗ lực của chiến lược Chống can thiệp từ bên ngoài của Trung Quốc là duy trì hiện diện sức mạnh không quân và sự nóng vội sử dụng vũ khí. Mỹ nhận ra quá muộn bản chất và tầm quan trọng các mối đe dọa của không quân và tên lửa của Trung Quốc, những lực lượng này đã đặt sự hiện diện của quân đội Mỹ trên biển Đông vào một vị trí không vững chắc.

Ngày nay, Mỹ không thể chiến đấu chống Trung Quốc ở cự ly gần – cũng không nên hy vọng rằng Mỹ sẽ phát triển công nghệ kỳ diệu. cho phép quân đội tác chiến tầm gần như vậy trong tương lai. Bên cạnh những vấn đề chi phí lớn vượt quá sự chịu đựng của ngân sách và một hệ thống thu thập thông tin hấp hối và không hiệu quả, vị trí địa lý hơn hẳn công nghệ trong khu vực tác chiến Tây Thái Bình Dương.

Mỹ không thể cố gắng lặp lại nguyên mẫu thành công trong chiến tranh Iraq, khi sử dụng lực lượng không quân tầm ngắn và các căn cứ gần đó. Bất kỳ lý luận nào khẳng định rằng không quân Mỹ có thể đánh bom Trung Quốc và buộc đất nước này phải quy thuận là mâu thuẫn với thực tế lịch sử, bị giới hạn bởi sách vở và đưa ra những mục tiêu quân sự cứng nhắc. Chính quyền Trung Quốc đã vượt qua cuộc Cách mạng Văn hóa, lực lượng quân sự này có thể vượt qua một cuộc chiến đường không thông thường ngay cả khi Mỹ dốc toàn lực tiến hành cuộc chiến này.

Chiến lược mẫu mà Mỹ đang tìm kiếm có thể nói là chiến lược đã được sử dụng thành công chống lại Nhật Bản trong Thế chiến II. Chiến tranh Thái Bình Dương là phần lớn là chiến lược ngăn chặn và phá hủy hậu cần kéo dài suốt thời gian chiến tranh trên biển lớn từ bên trong và bên ngoài vùng nước do Mỹ kiểm soát.

Tại thời điểm này Mỹ có lợi thế mà lực lượng Không quân – Hải quân Mỹ không có trong Thế chiến II. Nhật Bản là một quốc gia đồng minh mạnh và Philippines không phải là một quốc gia bị chiếm đóng mà nước Mỹ cần phải giành được. Nhưng sự tương đồng tình huống rất ấn tượng, sự sống còn của Trung Quốc gần như phụ thuộc hoàn toàn vào giao thông đường biển.

Chiến lược Con đường tơ lụa "Một vành đai, một con đường"

Các liên kết thương mại và các đường cung cấp hiện có trên bộ hiển nhiên không đủ để bù đắp bất kỳ sự thiếu hụt nhiên liệu và tài nguyên do bị ngăn chặn hàng hải. Một chiến lược ngăn chặn chiến lược có thể được tiến hành và thực sự phải được tiến hành - từ xa bên ngoài vùng biển và vùng trời gần biên giới không biển của Trung Quốc.

Vị trí địa lý không thuận lợi của Trung Quốc và sự phụ thuộc vào giao thông vận tải biển kết hợp hình thành điểm dễ bị tổn thương duy nhất có thể sử dụng để ngăn chặn chiến lược bành trướng. Những nỗ lực quân sự chung phải hướng tới việc ngăn chặn quá trình vận chuyển binh lực, hậu cần kỹ thuật hỗ trợ các lực lượng quân sự hoặc các hoạt động quân sự.

Một biến thể chiến lược phù hợp hơn nhằm ngăn chặn vận tải biển hoặc kiểm soát các tuyến đường ra nước ngoài, chiến lược ngăn chặn (SI) hướng tới mục tiêu tiến hành bốn chiến lược quân sự thành phần nhằm phá hoại việc sản xuất và vận chuyển của các nguồn năng lượng:

1- Tổ chức một lực lượng phản kích nhằm làm suy yếu sức mạnh lực lượng không quân và hải quân Trung Quốc, đặc biệt là máy bay ném bom, lực lượng hải quân, lực lượng hỗ trợ hải quân tại điểm mà các lực lượng quân sự Trung Quốc có thể triển khai chống lại quân đội Mỹ, ít nhất nằm xa hơn thềm lục địa của Trung Quốc.

2- Tổ chức các chiến dịch "gần bờ", bao gồm các hoạt động quân sự để cản trở giao thông đường thủy hiện đang thuận lợi trên các vùng nước ven biển và các con sông.

3- Phát triển chiến lược "biển xa", có mục đích ngăn chặn các nguồn cung cấp năng lượng sát tận gốc, ngoài tầm với hiệu quả của quân đội Trung Quốc. Chú trọng hàng đầu là các tàu vận tải dầu khí khối lượng lớn, thứ hai là các tàu vận chuyển than, hoạt động chiến lược này sẽ bỏ qua các tàu container, hàng khô, hoặc các tàu chở khách. Tổ chức một hệ thống kiểm soát truyền thống được thực hiện trên khoảng cách phi truyền thống, bắt giữ hoặc chuyển hướng những tàu mang cờ Trung Quốc hoặc thân tàu của Trung Quốc, chiến lược này không cần phải sử dụng sức mạnh vũ khí trang bị gây sát thương.

4 - Phát triền tư duy chiến lược "phá hủy cơ sở hạ tầng", lên kế hoạch dự kiến phá hủy hoặc tiêu diệt các mục tiêu mềm cụ thể, chẳng hạn như thiết bị đầu cuối công nghiệp dầu mỏ, nhà máy lọc dầu, đường ống dẫn dầu, các điểm then chốt của những tuyến đường sắt huyết mạch như đường hầm và cầu.

Kế hoạch đề ra nhằm mục đích phá hủy việc phân bổ nguồn lực bằng cách chặt các mạng lưới cung ứng và mạng lưới sản xuất thành những mảng cô lập không được hỗ trợ.

Chiến lược được xây dựng nhằm tấn công vào nhược điểm của nền kinh tế, công nghiệp của Trung Quốc. Mục tiêu đặt ra là đẩy các lực lượng quân sự của đối phương rơi vào tình trạng đói năng lượng. Các mục tiêu phải quan tâm là lực lượng hải quân và không quân, hoạt động được dựa vào nhiên liệu cho máy bay phản lực và động cơ diesel hàng hải, chiến đấu trên khu vực xa Trung Quốc và được ưu tiên hàng đầu trong nước là nhiên liệu diesel và xăng. Nếu không có Không quân và Hải quân, Trung Quốc không bao giờ vươn ra khỏi đại lục. Đây là là một chiến lược chiến tranh kéo dài cần có thời gian để thực hiện.

Chiến lược phá hủy cơ sở hạ tầng được bắt đầu từ các đòn tấn công vũ khí động năng tập trung truyền thống, cũng là chiến lược ngăn chặn từ xa bằng các đòn tấn công vũ khí động năng và tấn công mạng nhằm vào các điểm then chốt gây tắc nghẽn mạng lưới truyền thông huyết mạch trên đất liên.

Các cuộc tấn công bằng vũ khí động năng (kinetic) vào các mục tiêu trên đất liền đóng vai trò hỗ trợ làm cho tình huống trở lên tồi tệ hơn với Trung Quốc khi đòn tấn công nhằm vào các nhà máy lọc hóa dầu, các điểm then chốt trên những tuyến đường huyết mạch giao thông. Những mục tiêu này cần nhiều thời gian và rất khó khăn để phục hồi, nhưng lại tương đối dễ bị tổn thương và rất khó để tổ chức bảo vệ.

Trong cuộc chiến ngăn chặn Bắc Kinh, Mỹ cũng có thể sử dụng yếu điểm là diện tích khổng lồ của quốc gia này. Trong phiên bản ban đầu của chiến lược mục tiêu nhằm hỗ trợ chiến dịch ngăn chặn chiến lược, tất cả các mục tiêu sẽ là đường ống dẫn dầu và phần lớn đường sắt, cầu, nhà máy lọc dầu đều nằm trong không phận không được bảo vệ bởi hệ thống phòng không mặt đất.

Thay đổi cuộc chơi

Trong chiến lược chiến tranh, cách đi đường vòng dài nhất thường lại là con đường ngắn nhất có thể có. Cuộc đối đầu trực tiếp với các đối tượng tác chiến làm cạn kiệt những kẻ tấn công và khiến cho sức chống trả trở lên cứng rắn hơn, nhưng tiếp cận gián tiếp sẽ làm sụp đổ hệ thống phòng thủ bằng cách làm xáo trộn sự ổn định hoạt động.

Bộ Quốc phòng Mỹ dành quá nhiều thời gian bàn về công nghệ "thay đổi cuộc chơi" và không đủ thời gian để thảo luận về chiến lược thay đổi cuộc chơi hoặc xem xét cuộc chơi hoàn toàn khác. Công nghệ thay đổi cuộc chơi rất khó để tìm thấy, có thể thậm chí không tồn tại.

Ngay cả vũ khí hạt nhân cũng không làm thay đổi cuộc chơi nhiều hơn là dấu hiệu của một cuộc chơi rất khó khăn, cho đến nay không một quốc gia sẵn sàng tham gia. Mỹ có thể thay đổi cuộc chơi bằng cách bỏ qua cuộc chơi truyền thống răn đe hạt nhân và tập trung vào điểm yếu chiến lược của Trung Quốc chứ không phải cố gắng tấn công theo phương án của minh thông qua sức mạnh chiến thuật.

Phương án "cạnh tranh hỏa lực" được hình dung trong Bộ Quốc phòng là một ví dụ về một khái niệm đối xứng lực - đối - lực trong chiến đấu, một bất lợi lớn phải tránh. Thực tế là có thể tránh được, bởi vì không cần thiết hoàn thành mục tiêu đặt ra bằng cuộc đấu hỏa lực.

Đối mặt với những thách thức A2 / AD của Trung Quốc hiện nay, Mỹ phải dành nhiều thời gian để tìm kiếm các chiến lược cho phép tránh những thách thức đó hơn là tìm kiếm những viên đạn bạc đó cho phép Mỹ "thắng" được chiến lược này.

Chống lại Trung Quốc, Mỹ có thể thiết lập mội trường A2/AD riêng, buộc Trung Quốc phải bảo vệ các tuyến đường cung cấp mở rộng thay vì cố gắng lao vào chống lại hệ thống phòng không và phòng thủ chống tàu của Bắc Kinh.

Lợi thế của quân đội Mỹ trong tư duy chiến lược này có nhiều và lâu dài hơn so với lợi thế công nghệ đơn thuần hoặc đổi mới chiến thuật. Mỹ có vị trí địa lý phù hợp cho một chiến lược tầm xa, Mỹ có những cam kết đồng minh, có lực lượng hoạch định chiến lược trí tuệ và linh hoạt với một kho tàng kinh nghiệm chiến đấu. Đó là sự kết hợp của các điều kiện  cho phép Mỹ tiến hành một chiến lược ngăn chặn phi đối xứng hơn là cố gắng để tác chiến phù hợp với thế mạnh chiến thuật của kẻ thù.

 * Tác giả: đại tá Mike "Starbaby" Pietrucha, cựu sĩ quan huấn luyện tác chiến điện tử cho các máy bay chiến đấu F-4G Wild Weasel và F-15E Strike Eagle, tham gia 156 nhiệm vụ chiến đấu, tham chiến trên chiến trường Iraq và Afganistan.

TTB