(tiếp theo kỳ trước)
Người ta đã biết Mỹ và các đồng minh bắn 105 quả tên lửa vào rất nhiều mục tiêu, bao gồm cả các căn cứ quân sự nhưng không tên lửa nào trúng mục tiêu đã định trừ hai tòa nhà trống và một kho không có vũ khí hóa học. Lầu Năm Góc đã phóng đại báo cáo quân sự của họ với lời biện bạch rằng chỉ có 2 trung tâm nghiên cứu và một kho vũ khí hóa học được xác định tấn công bằng 105 tên lửa.
Đây là điều được thực hiện để cân bằng số lượng tên lửa phóng ra và tránh đi những đánh giá trái ngược với những gì Mỹ muốn kể. Thật phi lý đến khó chấp nhận khi có thể tin Mỹ sử dụng tới 76 tên lửa chỉ để bắn vào 3 tòa nhà. Cách giải thích hợp lý hơn là có rất nhiều mục tiêu nhưng chỉ 3 mục tiêu bị đánh trúng. Thành tích vô giá trị này không mang theo bất cứ ý nghĩa quan trọng về chiến lược hay chiến thuật nào.
Người ta cần tự hỏi xem mục tiêu thật sự của Washington là gì. Đầu tiên, cần chia câu chuyện ra làm 2 phần. Phần đầu là một bài học về PR và phần thứ 2 là chiến lược quân sự mà Mỹ dự định thực hiện. Trong trường hợp đầu tiên, Washington có khả năng theo đuổi vai trò mà họ tự cho rằng mình có trách nhiệm "bảo vệ kẻ yếu" - giống như những nạn nhân trong vụ cáo buộc chính quyền Syria tấn công hóa học tại Douma.
Ý định này là để can thiệp nhân đạo, giống như phương Tây luôn tự cho mình có vai trò như một lãnh đạo về trật tự mới của một thế giới tân tự do hậu Thế Chiến II. Thực tế, người ta rất rõ bá quyền của Mỹ dựa vào hàng triệu mạng sống trong hàng chục cuộc chiến tranh rải rác trên toàn cầu. Dựa trên hư cấu về truyền thông (như câu chuyện về vũ khí hủy diệt hàng loạt tại Iraq được Mỹ dùng làm cớ để gây chiến, rốt cuộc được xác định là tin giả), đây là một cuộc chiến giữa kẻ mạnh và người yếu, người tốt và kẻ xấu. Và trong trường hợp này, ông Assad là kẻ xấu trong khi Mỹ là người tốt trừng phạt một chế độ vì sử dụng vũ khí hóa học.
Có tin Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã can ngăn ông Trump không nhắm vào các mục tiêu Iran và Nga tại Syria.
Sự thành công khi thi hành chiến dịch PR dựa rất ít vào kết quả quân sự mà chủ yếu dựa vào câu chuyện được giới truyền thông kể ra. Nó chỉ căn cứ duy nhất vào việc Mỹ và đồng minh khẳng định vai trò của mình - là phe chính nghĩa và chỉ làm vì những lợi ích cao quý nhất. Nhưng những lời dối trá như vậy chỉ kéo thế giới vào trong hỗn loạn, triệt tiêu vai trò của truyền thông chính thống và hủy hoại uy tín thực tế của toàn bộ tầng lớp chính trị phương Tây.
Từ quan điểm quân sự, những mục tiêu, ý định và kết quả đã khiến cho Washington và đồng minh lo âu. Những vũ khí từ kỷ nguyên Liên Xô được Moscow cải tiến và phối hợp vào mạng lưới hạ tầng phòng không của Nga làm mất hiệu quả vụ tấn công của Mỹ một cách nghiêm trọng. Washington muốn hạ toàn bộ không lực Syria và đã tấn công chính xác các căn cứ không quân nhưng đã thất bại trong mục tiêu này. Vụ tấn công là một phần của những gì lớn hơn có thể xảy ra - với sự kiện cụm tàu sân bay tấn công USS Harry S. Truman hướng tới vùng biển chủ quyền của Syria. Với logic của việc Mỹ đang giảm xung đột với Nga, không nên có thêm những cuộc tấn công xảy ra. Đã có những thông về việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã can ngăn ông Trump tấn công những mục tiêu Nga và Iran và nhận thức rất rõ rủi ro nếu Nga đáp trả.
Tàu USS Harry S. Truman đang hướng tới vùng biển chủ quyền của Syria.
Nếu phân tích những rủi ro của việc Mỹ tấn công những mục tiêu Nga, rất có thể Thế Chiến III sẽ xảy ra. Nhưng hậu quả sẽ tồi tệ hơn với Washington so với phần còn lại của thế giới. Khả năng Mỹ tấn công quân Nga sẽ kéo cò cho một trận chiến trực tiếp giữa 2 siêu cường là có thật nhưng hậu quả sẽ khác so với mọi người nghĩ. Mối nguy không nằm ở khả năng xảy ra tận thế vì chiến tranh hạt nhân mà nằm ở việc Mỹ không có đủ khả năng đối đầu trực tiếp với một đối thủ ngang hàng.
Trong khi người ta không nên hy vọng giả thiết này sẽ xảy ra, hãy thử liên kết các luận điểm. Nếu những hệ thống có từ thời Liên Xô với sự hiện đại hóa nhỏ của Nga có thể vô hiệu hóa cuộc tấn công của Mỹ thì tự thân quân đội Nga có thể làm gì? Họ có thể chặn đứng một vụ tấn công ở quy mô Mỹ từng thực hiện tại Baghdad - nơi hàng trăm tên lửa bắn trực tiếp vào các mục tiêu quân sự và dân sự. Một kịch bản như vậy xảy ra sẽ khiến cho Washington không thể tung ra những tuyên truyền giả mạo về một vụ tấn công thành công với những thiệt hại do bom đạn gây ra không tương xứng với lượng tên lửa đã được sử dụng.
Đại học HIAST - nơi Mỹ cho rằng là nơi nghiên cứu vũ khí hóa học.
Việc tương tự đã xảy ra ngày 14.4, sự giải thích 76 quả tên lửa bắn trực tiếp vào 3 tòa nhà là "lố bịch" nhưng nó vẫn duy trì liên tục do sự dối trá của truyền thông chính thống và sự khan hiếm về mặt thông tin. Dù sao, nếu có một vụ tấn công bằng 500 quả tên lửa Tomahawk với rất ít thiệt hại cho cơ sở hạ tầng Syria, sẽ rất khó để lừa gạt công chúng.
Đó sẽ là chứng cớ rõ ràng cho sự thiếu hiệu quả của quân đội Mỹ và sức mạnh của những hệ thống phòng không của Nga. Như trong lần ông Putin giới thiệu những vũ khí mới, đế chế phương Tây cảm thấy sức mạnh quân sự của họ bị đe dọa nhưng họ đơn giản chỉ gạt đi điều đó bằng cách tuyên bố những thông tin tổng thống Nga đưa ra là giả - trong một tiến trình phương Tây tự biến mình thành nạn nhân của chính chiến dịch tuyên truyền của họ.
Nhưng chỉ cần nghe theo những lời nói của ông Michael Griffin - Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ về nghiên cứu và xây dựng trong một hội nghị tại Học viện Hudson nơi ông đã giải thích vì sao Moscow và Bắc Kinh có năng lực tiên tiến trong phòng thủ và tấn công bằng tên lửa siêu thanh. Ông công khai giải thích rằng Washington mất tới 16 năm để đưa những ý tưởng trên giấy thành hiện thực trong khi những đối thủ của họ trong vài năm đã cho thấy họ có thể bước từ ý tưởng sang phát triển thực tiễn và có một bước tiến lớn so với các đối thủ như Washington.
Nga thử nghiệm hệ thống S-400.
Vấn đề cố hữu của Mỹ là Mỹ cần gì bộ máy chiến tranh hoạt động liên tục dựa vào chi tiêu khổng lồ về mặt quân sự tạo nên tham nhũng và sự thiếu hiệu quả. Ví dụ như dự án máy bay F-35 và những vấn đề trục trặc xảy ra liên miên. Mặc dù chi tiêu quốc phòng của Nga chỉ bằng 1/12 so với Mỹ, Nga đã phát triển thành công những hệ thống tên lửa siêu thanh trong khi Mỹ thì vẫn đang thử nghiệm hay những hệ thống như S-500 mà Mỹ không có vũ khí tương đương.
Hệ thống S-300, S-400, tên lửa chống hạm P-800, tên lửa siêu thanh 3M22 Zircon cùng hệ thống tác chiến điện tử là vấn đề cơ bản với Washington khi muốn tấn công chống lại một đối thủ ngang hàng. Giới quân nhân tại Washington chắc chắn nhận ra những mối nguy chết người nếu lộ ra Mỹ chỉ là một con hổ giấy vì thế họ muốn tránh mọi cuộc đối đầu trực tiếp với Nga và Iran với mục đích duy trì uy tín của quân đội hơn là ham muốn tránh một cuộc Thế Chiến III.
Nếu quân đội Nga bị Mỹ nhắm tới, trong mọi khả năng có thể xảy ra Moscow sẽ vô hiệu hóa hệ thống điện tử trên tàu chiến Mỹ và để nó trôi nổi không kiểm soát trên Địa Trung Hải trong nhiều ngày hơn là đánh đắm nó.
Tên lửa siêu thanh 3M22 Zircon.
Công cụ cuối cùng để che giấu đi sự yếu kém của quân đội Mỹ nằm trong những tuyên truyền của Hollywood rằng quân Mỹ bất khả chiến bại. Theo đó, nhiều nguồn tin lan truyền câu chuyện Nga đã được cảnh báo trước về vụ tấn công và toàn bộ sự kiện này là một trò khôi hài giống như một năm trước. Đầu tiên, điều quan trọng cần chỉ ra là Moscow đã không được cảnh báo trước về các mục tiêu và lý do rất đơn giản: Vụ tấn công là thật nhưng không thành công vì Moscow và Damascus đã chống trả và ngăn chặn một cách hiệu quả.
Thực tế, Washington đã thất bại trong chiến lược quân sự và giới truyền thông như thường lệ đang quay sang tuyên truyền về vũ khí hóa học, sự cần thiết phải thúc đẩy công lý trên thế giới và một tuyên bố về cuộc tấn công thành công không tồn tại. Trong cùng thời điểm, Moscow hiệu chỉnh vũ khí của họ và chuẩn bị chuyển hệ thống S-300 cho Syria và đồng minh của họ (có thể là Lebanon), hạn chế hiệu quả khả năng tấn công của Washington tại Trung Đông. Đây là kết luận hợp lý cho câu chuyện chỉ gây tổn hại cho danh tiếng của Mỹ và đồng minh tại Trung Đông, đồng thời mang Syria gần tới chiến thắng cuối cùng hơn.