Mỹ, NATO “giăng” 4 cuộc chiến hòng đánh quỵ Nga

Theo chuyên gia Alexander Prokhanov phân tích trên trang Zavtra, phương Tây đang cố khiêu khích Nga lâm chiến cùng lúc trên 4 mặt trận, nhưng không thu được lợi ích gì. Quan điểm của một nhân vật nổi tiếng về bàn cờ địa chính trị toàn cầu.
Phi công kiểm tra chiến đấu cơ Su-34 trước giờ xuất kích tại Latakia, Syria
Phi công kiểm tra chiến đấu cơ Su-34 trước giờ xuất kích tại Latakia, Syria

Máy bay chiến đấu F-16 Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ Su-24 Nga trên không phận Syria. Một phi công bị giết, thêm một lính thủy đánh bộ hy sinh trong chiến dịch giải cứu phi công. Người Nga phản ứng với sự đau đớn, tức giận và mong muốn trả thù. Cuộc chiến của Nga tại Trung Đông bắt đầu với các cuộc không kích hậu thuẫn tổng thống Syria Bashar al-Assad, đánh bại đà tiến của lực lượng khủng bố IS tới Damascus.

Một cuộc tấn công khủng bố đã làm rơi chiếc máy bay chở khách của Nga trên bán đảo Sinai khiến hàng trăm công dân Nga thiệt mạng và biến chiến tranh thành sự trừng phạt. Các cuộc không kích được tăng cường, với sự nhập cuộc của các máy bay ném bom chiến lược tầm xa. Chiến tranh đã trở thành một dòng chảy căm hờn và mong muốn báo thù.

Bất ngờ, một loạt các vụ khủng bố đẫm máu xảy ra tại Paris. Pháp điều một nhóm tàu chiến do hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle dẫn đầu tới bờ biển Syria, gia nhập chiến dịch chống IS. Chiến hạm Nga và Pháp hợp tác như các đồng minh.

Ý tưởng về một liên minh làm hài hòa những nỗ lực của Nga và NATO, cũng đã thu hút sự chú ý của các nước châu Âu khác. Thế rồi sau đó đã xảy ra hành động phản bội của Thổ Nhĩ Kỳ, một động lực khiến kéo ý tưởng liên minh chống IS xuống mặt đất.

Liên minh được ngoại giao Nga theo đuổi có thể giảm bớt mâu thuẫn giữa phương Tây và Nga  tồn tại nhiều năm qua và hợp tác quân sự có thể theo sau các quan hệ tốt đẹp hơn về kinh tế, chính trị và văn hóa. Nó cũng đòi hỏi những mối tương tác trao đổi phức tạp giữa Nga, phương Tây và Thổ Nhĩ Kỳ.

Nga hiện nay đang dính líu vào 3 điểm nóng trên thế giới. Chúng ta đã dành những nguồn lực quan trọng cho cuộc chiến tại Syria và hiện nay chúng ta bắt đầu phải trả giá bằng những mạng sống. Chế nhạo thỏa thuận hòa bình Minsk, Kiev đã sẵn sàng châm ngòi trở lại cuộc xung đột Ukraine với hàng loạt vụ phóng rocket nhằm vào Donetsk, và những kẻ khủng bố tấn công cúp đường cung cấp năng lượng cho bán đảo Crimea.

Nga đang phải đối phó với nhiều điểm nóng cùng lúc
Nga đang phải đối phó với nhiều điểm nóng cùng lúc

Những sự cố ở Trung Á không kém phần đáng báo động. Các nhóm Hồi giáo vũ trang từ Afghanistan đã vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Tajikistan, sẵn sàng xâm lấn Uzbekistan. Và một khi các nước khu vực Trung Á này bùng cháy, Nga sẽ buộc phải ra tay can thiệp theo thỏa thuận an ninh chung.

Là nước có cộng đồng Do Thái giáo, Thiên chúa giáo và Hồi giáo, Nga đã tăng cường hợp tác quân sự kỹ thuật với Iran, cung cấp các loại vũ khí hiện đại, bao gồm hệ thống tên lửa mạnh mẽ và cực kỳ chính xác mà Iran yêu cầu. Chúng ta hy vọng cùng với sự tham gia của lực lượng vệ binh cộng hòa Iran vào cuộc nội chiến Syria, sự hiện diện này sẽ được củng cố, tăng cường.

Ba cuộc xung đột quân sự là nhiều đối với Nga, một cuộc khác với Thổ Nhĩ Kỳ nằm ngoài vấn đề. Gần đây, tổng thống Putin đã thăm Iran, hội đàm tay đôi với nhà lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Khamenei nửa giờ đồng hồ. Chúng ta có thể chắc rằng họ thảo luận về tình hình Trung Đông đang nổi lên từ sự hỗn loạn. Kể từ khi Trung Đông trở thành một một mấu chốt sống còn kiểm soát dòng chảy dầu lửa sống còn, Iran và Nga không thể để xảy ra những thay đổi địa chiến lược với NATO.

Nga đã sẵn sàng khởi động cơ sở điện hạt nhân đầu tiên Bushehr cho Iran và tiếp tục xây dựng cơ sở thứ hai, thứ ba và thậm chí là thứ tư.

Việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay của chúng ta làm sống lại ký ức về những cuộc chiến tranh Nga-Thổ trong quá khứ. Ông nội tôi đã chiến đấu với quân Thổ tại Caucasus và từng được tặng thưởng “Cây súng vàng” và là một huyền thoại của dòng họ.

Chúng ta sẽ giải quyết tấn thảm kịch hiện nay thông qua các công cụ ngoại giao, nhưng điều đó không có nghĩa sẽ không đáp trả. Thổ Nhĩ Kỳ và Nga là những đối tác kinh tế khăng khít từ lâu. Nhưng hiện nay Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải kiếm tiền từ thị trường Nga.

Thổ Nhĩ Kỳ gặp nhiều vấn đề nội bộ, quân đội nước này bất ổn và ghế của Erdogan đang lung lay, thậm chí đối mặt với một vụ đảo chính. Nga có thể giúp kết thúc quyền lực của Erdogan bằng cách hậu thuẫn người Kurd vốn là một nạn nhân lâu nay của Thổ Nhĩ Kỳ đang mơ khôi phục lại Đế quốc Ottoman. Trong bất kỳ tình huống nào, Nga sẽ không tiếc sức lực để dạy cho Thổ Nhĩ Kỳ rằng đừng thử thách thiện chí của chúng ta lần nữa.

Thổ Nhĩ Kỳ không phải một quốc gia tự do. Thổ là một một bộ phận của bộ máy NATO khổng lồ do các quan chức Mỹ đặt tại Ankara lãnh đạo. Obama thận trọng, nhưng vụ bắn hạ máy bay Nga không thể xảy ra mà không có sự tán đồng của Mỹ.

Khi Washington lo sợ mất thế chủ động tại Trung Đông vào tay Nga, chắc chắn Mỹ muốn ngăn chặn tiến trình này. Do vậy, “quyết định của Erdogan” bắn hạ máy bay của chúng ta trên thực tế là một động thái chính trị của Mỹ chống lại chính sách quyết đoán của Nga về Trung Đông.

Theo QPAN