|
Các tàu ngâm Nga trong căn cứ ở Biển Đen. Ảnh minh họa The National Interest |
Các đô đốc hải quân Mỹ thật sự quan ngại về sức mạnh của hải quân Nga và Trung Quốc, hình thành một mối đe dọa tiềm tàng trong vùng nước Bắc Đại Tây Dương. Tàu ngầm Mỹ phải dành ưu thế dưới biển với Nga và Trung Quốc, chứ không phải là chống khủng bố và hải tặc.
Hải quân Nga và Trung Quốc ngày càng trở nên mạnh và hoạt động tích cực ở Bắc Đại Tây Dương trong 5 năm qua. Sự phát triển này đòi hỏi phải quay trở lại với tư duy giành ưu thế trên và dưới mặt nước của các sĩ quan chỉ huy Hải quân Mỹ, Tham mưu trưởng lực lượng Hải quân- đô đốc John Richardson cho biết .
Trong một cuộc phỏng vấn, đô đốc Richardson nhấn mạnh về những hoạt động của hải quân Nga trên Đại Tây Dương: "Chúng ta đang thấy, có rất nhiều các hoạt động trong hơn 25 năm qua", nhấn mạnh thêm rằng hải quân Trung Quốc "chắc chắn đang tăng cường sực mạnh, trở thành một mối đe dọa hải quân trên vùng biển Bắc Đại Tây Dương".
Phó Đô đốc Charles A. Richard, tư lệnh trưởng lực lượng tàu ngầm và tàu ngầm các nước đồng minh thuộc khối quân sự NATO, nói thẳng thừng hơn khi nhận nhiệm vụ ngày 03.08: "Chuẩn bị cho trận chiến!"
“Đây là định hướng chiến lược của đô đốc Tofal, và hiện cũng là của tôi", ông Richard nói, ám chỉ người tiền nhiệm, phó đô đốc Joseph E. Tofalo. “Chỉ bằng cách chuẩn bị cho trận chiến mà chúng ta có thể hy vọng tránh được nó. Nếu chúng ta không thể tránh được chiến tranh, quốc gia hy vọng và đòi hỏi phải chiến thắng. Chúng ta không được phép thất bại!".
Cảnh báo trong Chiến lược Quốc phòng năm 2018, các đô đốc Mỹ kêu gọi quân đội Mỹ thực hiện cuộc chuyển hóa “quyền lực” trong cuộc cạnh tranh vị thế ảnh hưởng với hải quân các quốc gia như Nga và Trung Quốc, tập trung chủ yếu vào mặt trận này hơn là chống khủng bố.
Ủng hộ quan điểm này, tư lệnh trưởng lực lượng hải quân Mỹ, đô đốc John Richardson cho rằng hoạt động của Hải quân Nga trên vùng nước Bắc Đại Tây Dương đạt đến đỉnh điểm trong suốt 25 năm qua.
Mặc dù hải quân Mỹ đang đối mặt với mối đe dọa sự phát triển nhanh chóng của hạm đội tàu ngầm Trung Quốc trên vùng nước Thái Bình Dương, đặc biệt gần các đồng minh của Mỹ, nhưng những hoạt động trên vùng nước Bắc Đại Tây Dương của Hải quân Nga làm các quan chức hải quân Mỹ đặc biệt lo lắng. Năm 2016, đô đốc James Foggo lần thứ ba liên tiếp đã mô tả căng thẳng Nga và Mỹ là “ trận đánh thứ tư ở Đại Tây Dương” sau các cuộc hải chiến trên mặt nước và cuộc chiến tàu ngầm trong Chiến tranh Thế giới lần thứ I, Chiến tranh Thế giới lần thứ II và cuộc tranh giành quyền lực thời Chiến tranh Lạnh.
Đô đốc Foggo cho rằng: "Một lần nữa, hạm đội tàu ngầm Nga, được trang bị những công nghệ tiên tiến nhất, hiện đại nhất, lực lượng thủy thủ có kỹ năng tiên tiến nhất, có trình độ rất cao và hoạt động hiệu quả của Nga đang thách thức lực lượng tàu ngầm Mỹ.
Các tàu ngầm Nga đang hoạt động trong vùng nước Đại Tây Dương, thử thách sự vững chắc của hệ thống phòng thủ và tìm kiếm các khe hở, bất chấp sự thống trị của hải quân Mỹ trên biển, chuẩn bị cho các trận chiến ngầm. Họ hy vọng với sự phát triển của lực lượng chiến hạm mới, sẽ mang lại lợi thế trong bất kỳ cuộc chiến nào trong tương lai".
Đối phó với những mối quan tâm này, tháng 05.2018, Lầu Năm Góc lại tiếp tục các hoạt động thường xuyên của Hạm đội 2, thực hiện tuần tra dọc theo bờ biển phía đông của Mỹ, tiến hành những hoạt động huấn luyện tác chiến trên Đại Tây Dương.
Sự lo ngại của các quan chức cao cấp Hải quân Mỹ lây lan sang các đồng nghiệp NATO. Tháng 12.2017, Tổng thư ký liên minh Jens Stoltenberg cho biết, hạm đội tàu ngầm Nga hoạt động mạnh nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Tham mưu trưởng lực lượng hải quân Mỹ, đô đốc Richardson nhấn mạnh: “Không gian chiến trường dưới mặt nước rất phức tạp …các thủy thủ Mỹ thường xuyên phải đối phó với những bộ khí tài gây nhiễu cao cấp”. Ông cho rằng: "Đây là một tình huống mới trong cuộc chiến của chúng tôi hiện nay. Những công nghệ đột phá ... thực sự sẽ quyết định thắng bại trong cuộc chiến tương lai, hải quân hiện đang nỗ lực đầu tư vào những công nghệ tiên tiến đó".
Theo Bộ quốc phòng Mỹ, Hải quân Trung Quốc đang phát triển với tốc độ chóng mặt hạm đội tàu ngầm trong thập kỷ qua, dự kiến sẽ có khoảng 70 tàu ngầm vào năm 2020, đe dọa trực tiếp vùng nước Tây Thái Bình Dương và lãnh hải của các đồng minh Mỹ. Những giải pháp nhằm ngăn chặn hoặc ít nhất kiềm chế sự phát triển này tỏ ra vô hiệu. Hải quân Mỹ tập trung sự quan tâm vào một quốc gia mà sự phát triển gây nguy hiểm...
Nhưng có ít nhất một quan chức Lầu Năm Góc dường như không bị phân tâm bởi tất cả những tuyên bố hỗn loạn của các quan chức hải quân và đại diện của các nước thuộc NATO về nguy cơ tàu ngầm Nga ở Đại Tây Dương. Khi được hỏi về cuộc phỏng vấn đô đốc Richardson, bộ trưởng Quốc phòng James Mattis gạt đi: "Chúng tôi theo dõi tất cả các hoạt động của tàu ngầm đối phương tiềm năng," ông nói. "Tôi không quan tâm đến nó (Nga)."
Có lẽ ông chủ của Lầu Năm Góc hiểu rằng, một cuộc chiến thông thường với Nga là không thể, nó có thể dẫn đến một thảm họa không tưởng tượng nổi. Còn cạnh tranh vị thế trên Đại Tây Dương chỉ là nỗ lực của ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ, tìm kiếm những hợp đồng nhiều tỷ USD và các quan chức Hải quân đang làm việc đó.
Trên báo Đức Frankfurter Allgemeine Zeitung, nhà phân tích Thomas Guchker nêu một ví dụ về tàu ngầm lớp Kilo 636.3 Krasnodar, định danh NATO là "Hố đen".
Khi tàu ngầm Kilo Nga xuất kích, để theo dõi NATO phải sử dụng một lực lượng lớn không ngờ - 4 tàu khu trục và một số máy bay chống tàu ngầm. Trên vùng nước Địa Trung Hải, tàu ngầm hoạt động dưới nước và chỉ nổi lên phóng tên lửa Kalibr tấn công lực lượng khủng bố ở Syria.
Sau đó, NATO mất dấu vết trong trò chơi “mèo vờn chuột” cho đến khi Krasnodar trở về căn cứ ở Biển Đen. Điều đó có nghĩa là ngay cả các quốc gia NATO, ngày đêm cảnh báo về nguy cơ tấn công của Nga, cũng không có khả năng ngăn chặn tàu ngầm.