Mỹ muốn đánh thắng nhanh thắng nhanh bằng "năng lực bí mật" ở châu Á-Thái Bình Dương

VietTimes -- Nếu răn đe thất bại và thực sự nổ ra xung đột, Mỹ muốn dựa vào các năng lực then chốt và bí mật, sử dụng các phương thức sáng tạo để "nhanh chóng kết thúc xung đột".
Ngày 29/9/2016, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter phát biểu trên tàu sân bay USS Carl Vinson. Ảnh: Kyodo
Ngày 29/9/2016, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter phát biểu trên tàu sân bay USS Carl Vinson. Ảnh: Kyodo

Tờ The Diplomat Nhật Bản ngày 8/10 đăng bài viết "Chiến lược triệt tiêu lần thứ ba của Lầu Năm Góc trong hành động 'tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương' của Mỹ" của tác giả Steven Stashwick.

Bài viết cho hay hồi cuối tháng 9, khi phát biểu với các thủy thủ trên tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Carl Vinson, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter đã tiến hành giải thích rõ ràng về các hành động của Bộ Quốc phòng Mỹ trong thời gian chính quyền Tổng thống Barack Obama triển khai chiến lược "tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương".

Ông Ashton B. Carter còn đưa những nỗ lực của Bộ Quốc phòng Mỹ ở châu Á vào bối cảnh sáng kiến với phạm vi lớn hơn của ông - chiến lược triệt tiêu lần thứ ba. Chiến lược này tìm cách sử dụng những công nghệ mới và những ý tưởng mới để bảo vệ ưu thế quân sự mang tính quyết định của Mỹ.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phân chia các nỗ lực tái cân bằng của Bộ Quốc phòng nước này thành 3 giai đoạn:

Trong giai đoạn thứ nhất, Quân đội Mỹ bắt đầu điều chỉnh lực lượng để triển khai 60% lực lượng hải quân, không quân (đóng ở nước ngoài) của Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương trước năm 2020, đồng thời điều chỉnh phân bố địa lý của lực lượng để hình thành trọng tâm mới ở Guam, Australia và Singapore.

Tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Carl Vinson. Ảnh: The Telegraph
Tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Carl Vinson. Ảnh: The Telegraph

Trong giai đoạn thứ hai, Quân đội Mỹ bắt đầu tăng cường khả năng lực lượng ở khu vực Thái Bình Dương về số lượng, đồng thời thúc đẩy xây dựng quan hệ quân sự khu vực vững chắc hơn với nhiều đối tác trong đó có cả Indonesia, Ấn Độ.

Khi bước vào giai đoạn thứ ba, Mỹ sẽ tìm cách đưa các đối tác khu vực này vào một mạng lưới an ninh mạnh mẽ và có tính hợp tác hơn, đồng thời tiến hành cải thiện to lớn đối với khả năng quân sự khu vực của Mỹ.

Mặc dù không sử dụng cụm từ "triệt tiêu lần thứ ba", nhưng việc nâng cao năng lực trong giai đoạn thứ ba của tái cân bằng do Mỹ thực thi mà ông Ashton B. Carter mô tả hoàn toàn nằm trong phạm vi của chiến lược "triệt tiêu lần thứ ba" của Bộ Quốc phòng Mỹ.

Những năng lực này bao gồm: Tăng gấp đôi số lượng tên lửa hành trình trang bị cho tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Virginia, đầu tư nghiên cứu phát triển máy bay không người lái dưới nước, đầu tư cho ưu thế trên không lâu đài và khả năng máy bay ném bom tầm xa, tăng mua máy bay chiến đấu tấn công F-35, nâng cấp cụm máy bay tiếp dầu trên không của không quân, cải tiến tên lửa phòng không SM-6 để nó kiêm thêm khả năng chống hạm tầm xa.

Tháng 3 năm nay, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Walker từng giải thích cho biết ba mục tiêu của chiến lược triệt tiêu là "thực hiện ổn định toàn diện, giảm bất cứ nguyên nhân nào của đánh đòn phủ đầu, nhanh chóng kết thúc tấn công trước khi sa lầy trong việc vượt qua ranh giới hạt nhân, trong trường hợp chúng ta thực sự muốn ra tay tấn công".

Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert O. Work. Ảnh: Defence.pk
Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert O. Work (bên phải). Ảnh: Defence.pk

Ông Robert Walker cho biết thêm rằng ở mức độ nhất định, chiến lược triệu tiêu là "răn đe công khai", nhưng đồng thời cần tới "ưu thế về tác chiến bí mật".

Những nỗ lực để tập kết lực lượng quân sự sắp tiến hành ở khu vực Thái Bình Dương mà ông Ashton B. Carter đề cập tới thuộc phần "công khai" nói trên. Thông qua công khai những năng lực quân sự với kẻ thù tiềm tàng, Mỹ hy vọng để cho đối thủ tin rằng họ không thể giành được chiến thắng trước Quân đội Mỹ, ít nhất sẽ không thể chiến thắng trong trường hợp có thể bị trả giá.

Nhưng, chiến lược này cũng thừa nhận việc răn đe có thể thất bại. Nếu thực sự nổ ra xung đột, mục tiêu của Mỹ sẽ là bảo đảm cho Mỹ có thể dựa vào tư tưởng và các năng lực then chốt, bí mật (tức là phần "ưu thế tác chiến bí mật") để "nhanh chóng kết thúc xung đột".

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter đã ám chỉ tới loại năng lực bí mật này. Ông cho biết Mỹ sẽ tiến hành cải tiến đối với tên lửa hành trình và tên lửa chống hạm, sau đó "sẽ có phương thức rất sáng tạo - chúng tôi tin rằng đây sẽ thứ mà kẻ thù không thể tưởng tượng nổi - sử dụng những tên lửa này… ở toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương".

Điều này thống nhất với phát biểu của Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson vào hồi tháng 9. Đô đốc Richardson cho biết đối với việc Mỹ có các đối sách tác chiến trong môi trường "chống can thiệp/chống tiếp cận" ở châu Á, Hải quân Mỹ đang nỗ lực nghiên cứu "biện pháp tác chiến sáng tạo" một khi bước vào môi trường này.

Đô đốc John Richardson, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ (ảnh tư liệu)
Đô đốc John Richardson, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ (ảnh tư liệu)

Tuy nhiên, một số ý tưởng "triệt liêu lần thứ ba" có hiệu quả không rõ ràng, thậm chí có thể mang tính phá hoại. Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ đã mô tả hậu quả bất ngờ của kế hoạch "tấn công toàn cầu thông thường và tức thời".

Đây là một loại hệ thống vũ khí siêu thanh vẫn đang được thử nghiệm, hứa hẹn có thể tấn công bất cứ mục tiêu nào trên Trái đất trong vòng 1 giờ và trong tình hình không cần sử dụng tên lửa hạt nhân.

Bộ Quốc phòng Mỹ từng cho biết công nghệ này có thể tăng cường răn đe thông thường, nhưng trái lại, Nga cho rằng nó sẽ tạo ra mối đe dọa đối với đợt tấn công hạt nhân đầu tiêu theo kiểu "chém đầu".

Được biết, Nga và Trung Quốc hiện cũng đang nghiên cứu chế tạo hệ thống siêu thanh toàn cầu của họ.