Khung cảnh của Douma một trong những thành phố lớn nhất tại ngoại ô Damascus đang là tâm điểm có thể châm ngòi cho một cuộc đại chiến với cáo buộc Syria tấn công hóa học với dân thường.
Ông Donald Trump tuyên bố có thể sẽ tấn công Syria bất cứ lúc nào.
Dưới 12 giờ sau khi những thông tin đầu tiên về vụ việc xuất hiện trên mạng xã hội, các quan chức tại Washington làm ầm ĩ về một sự việc như vậy lại có thể xảy ra trong thế kỷ 21. Rất nhiều nhà lập pháp do dự khi bình luận về vụ tấn công hóa học nhưng những quan chức cấp cao bày tỏ quan điểm rằng chính quyền tổng thống Trump cần làm gì đó trong vụ việc này.
Thượng nghị sĩ Bob Menendez, một thành viên cấp cao của Ủy ban đối ngoại thượng viện đã đưa lên dòng tweet: "Mỹ không nên nao núng về việc chúng ta hoàn toàn không chấp nhận việc sử dụng vũ khí hóa học ở bất cứ nơi nào trên thế giới". Thượng nghị sĩ John McCain người đứng đầu Ủy ban quân vụ thượng viện nói vụ tấn công xảy ra do ông Trump đã kêu gọi rút quân đội Mỹ khỏi Syria nên ông Bashar al-Assad nghĩ có thể sử dụng vũ khí hóa học mà không làm sao.
Vậy tổng thống Trump cần làm gì để đáp trả cho sự việc xảy ra? Trả lời phỏng vấn trên chương trình State of Union của CNN, thượng nghị sĩ Susan Collins đề nghị một cuộc tấn công trừng phạt giống như tháng 4.2017, khi tàu Hải quân Mỹ tại vùng Địa Trung Hải đã phóng 59 quả tên lửa hành trình Tomahawk vào căn cứ không quân của chính phủ Syria để trả đũa cho vụ tấn công hóa học bằng chất độc thần kinh Sarin tại bắc Syria.
Đây rất có thể sẽ là phương án được chính quyền tổng thống Trump lựa chọn. Các cố vấn an ninh nội địa của tổng thống bày tỏ một cách cách ngôn: "Mọi phương án vẫn nằm trên bàn làm việc" - Điều này cho thấy Hội đồng An ninh Quốc gia có thể nhất trí khuyên tổng thống Trump về việc phóng vài chục quả tên lửa Tomahawk vào "vấn đề".
Tháng 4.2017, Mỹ đã tấn công căn cứ không quân của Syria bằng 59 quả tên lửa sau khi có cáo buộc chính phủ Syria tấn công hóa học bằng chất độc thần kinh Sarin.
Vào ngày 9.4, tổng thống Trump đã lên án hành vi này tới 2 lần và từ những lời của ông thì tổng thống Bashar al-Assad cần thấy trước thiệt hại sẽ xảy ra với hàng loạt các căn cứ quân sự của ông. Ông Trump với phó tổng thống Mike Pence ở bên phải và cố vấn an ninh quốc gia John Bolton ở bên trái, đã tuyên bố với cánh phóng viên: "Chúng tôi có rất nhiều lựa chọn về mặt quân sự. Và chúng tôi sẽ cho các bạn biết sớm. Chắc chắn không quá muộn".
Syria là một cuộc chiến mà những nhà thiết lập chính sách ngoại giao trong và ngoài chính phủ, đã tự thuyết phục họ rằng cần phải kết thúc từ sớm khi mà Mỹ đã dính líu tới nó ngay từ đầu.
Nhưng chính xác là những sự việc đang bị cảm xúc chi phối khi những lý do thiết thực cần phải thắng thế. Những quyết định lớn về chính sách ngoại giao, đặc biệt khi quyết định có thể khiến Mỹ phải sử dụng quân đội không thể chỉ dựa trên cảm xúc con người. Sau cùng khi mà Mỹ quyết định đáp trả mọi sự việc khủng khiếp xảy ra trên khắp thế giới trong mọi thời điểm, mọi ngày thì quân đội Mỹ sẽ không còn là quân đội Mỹ nữa - Nó sẽ có một hình thức như một siêu cảnh sát thế giới, nhảy vào mọi tình huống với nỗ lực để làm cho mọi điều sai lầm trên thế giới trở thành đúng đắn.
Tổng tham mưu trưởng Nga Valery Gerasimov tuyên bố Nga sẽ đáp trả tương xứng bất cứ cuộc tấn công nào vào Nga và đồng minh tại Syria.
Khi tất cả đã được nói ra và tranh luận, tổng thống Trump rất có thể sẽ quyết định tấn công một vài cơ sở quân sự tại Syria để cho ông Bashar al-Assad, người Iran và người Nga hiểu ai mới là ông chủ. Nhưng dân Mỹ chắc chắn sẽ hy vọng những lãnh đạo Nhà Trắng cần phải đi sâu vào đặt ra và trả lời những câu hỏi khó khăn.
Đầu tiên, nếu mục tiêu một cuộc tấn công của Mỹ để trả đũa cho vụ tấn công hóa học tại Douma là để ngăn chặn việc sử dụng vũ khí hóa học trong tương lai thì liệu nó có thành công? Đây rõ ràng là ý định đằng sau cuộc tấn công bằng tên lửa của chính quyền vào căn cứ không quân al-Shayrat một năm trước, điều được các nhà lập pháp của cả lưỡng viện hưởng ứng nhiệt thành. Là người Mỹ, vụ tấn công tháng 4 năm ngoái có thể làm cho người ta cảm thấy thoải mái trong vài ngày nhưng rõ ràng tác dụng ngăn chặn của nó đã thất bại. Vậy một chiến dịch tương tự liệu có tạo nên sự khác biệt? Nếu không, thì hành động quân sự để thỏa mãn thôi thúc phải "làm gì đó" có mục tiêu gì?
Thứ hai, người Nga sẽ làm gì để trả đũa? Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Valery Gerasimov không phải là người thích tự gây sự chú ý. Vì vậy, sẽ là không khôn ngoan với Mỹ khi bỏ qua những đe dọa "sẽ đáp trả tương xứng" của ông trong trường hợp Mỹ có hành động quân sự chống lại chính phủ Syria. Moscow đã đầu tư nguồn lực rất lớn để duy trì chế độ của tổng thống Assad.
Thực tế, nếu không có Không quân Nga thì chính phủ Assad đã bị lật đổ. Chính quyền tổng thống Trump không nên tự lừa dối mình với suy nghĩ tổng thống Nga sẽ thay đổi cách cư xử sau một chiến dịch quân sự ở quy mô nhỏ và chính xác của Mỹ. Và liệu những mối nguy hiểm tiềm tàng của một cuộc xung đột giữa những siêu cường thế giới có xứng đáng cho vài ngày tin tức tốt lành cho Nhà Trắng?
Video được nghi là dàn dựng bằng chứng về vụ tấn công hóa học.
Thứ ba, liệu chính quyền tổng thống Trump có quyền hợp pháp để thực hiện một cuộc tấn công vào chính phủ Syria? Rất nhiều nhà lập pháp sẽ tranh luận câu trả lời là có. Vì là tổng tư lệnh nên ông Trump có quyền ra lệnh cho quân đội Mỹ chuyển sang tình trạng chiến tranh khi ông đánh giá những lợi ích an ninh quốc gia cần thiết phải làm điều này. Cách giải thích kiểu này là làm lệch hướng của luật pháp và Hiến pháp Mỹ đã nói về điều này.
Tổng thống có thể là tổng tư lệnh nhưng điều đó không có nghĩa là ông được phép sử dụng quyền lực như một vị vua. Nếu những quan chức lập pháp do dân bầu không đồng ý một giải pháp quân sự thì sẽ hoàn toàn trái luật với bất cứ tổng thống nào cố tình cho phép thực hiện nó. Nếu tổng thống Trump có ý định kéo cò súng, ông cần phải đưa nhóm quan chức an ninh quốc gia tới đồi Capitol để giải trình và được cho phép thực hiện.
Cuối cùng, liệu Mỹ có cần có trách nhiệm phải trả đũa với mọi vụ tấn công hóa học bị tình nghi hoặc đã được kiểm chứng trên khắp thế giới? Nếu ông Trump quyết định sử dụng quân đội để phá hủy vài chục chiếc máy bay chiến đấu của Syria, những căn cứ quân sự hay trạm kiểm soát để trả đũa cho những sự kiện tại Douma thì ông sẽ tạo ra một tiền lệ và mở ra khả năng Mỹ sẽ thực hiện những hành động tương tự trong tương lai. Thế giới sẽ mong Mỹ dính líu vào các vụ việc mà không quan tâm tình huống xẩy ra có thể tác động trực tiếp tới an ninh quốc gia của Mỹ.
Ví dụ nếu như chính phủ Sudan quyết định sử dụng vũ khí hóa học trong vùng Darfur một lần nữa? Liệu các bạn bè, đối tác, đồng minh của Mỹ có gọi tới Nhà Trắng, Lầu Năm Góc, Bộ Ngoại giao và mong Mỹ tới giải cứu ở một vùng xa xôi tại châu Phi? Điều gì sẽ xảy ra nếu các nhà điều tra xác nhận quân đội Thổ Nhĩ Kỳ quả thực đã sử dụng chất độc hóa học trong những cuộc tấn công tại thành phố Afrin ở bắc Syria? Liệu phận sự của Washington có phải là cáng đáng một chiến dịch quân sự chống lại Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO đã cho phép Mỹ tổ chức ném bom IS từ căn cứ không quân Incirlik tại nước này? Khi nào thì điều này sẽ dừng lại?
Nếu những nhân viên Hội đồng an ninh Quốc gia muốn phục vụ tổng thống tốt họ sẽ phải đặt tất cả các câu hỏi vào trong nghị trình. Những ai thúc đẩy ngay lập tức cần có hành động quân sự của Mỹ cần phải cân nhắc rằng sẽ không nên làm gì cả. Điều này không thể đi xa hơn một sự thật là cần phải làm việc trên mọi khía cạnh của vấn đề của các liên cơ quan về cách cơ cấu chính sách ngoại giao của Mỹ hoạt động.