Vào ngày 1-9, một vài chi tiết về chương trình LRS-B đã được công bố trong một báo cáo trình lên quốc hội Mỹ. Không quân Mỹ sẽ mua từ 80 – 100 máy bay loại này nhằm thay thế chi phi đội B-52 và B-1 từ giữa những năm 2020.
LRS-B đã được cấp phép phát triển bởi cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates vào năm 2011. Đây là một loại máy bay ném bom được thiết kế với 3 tiêu chí quan trọng: trọng tải phải đủ lớn để mang được nhiều loại vũ khí, với nhiều tầm bắn và sức mạnh khác nhau; tầm hoạt động phải đủ xa để tấn công được nhiều khu vực trên thế giới và chi phí trung bình chỉ rơi vào khoảng 550 triệu USD/chiếc nhằm tạo áp lực cho các nhà sản xuất để tối ưu hoá thiết kế máy bay.
LRS-B đã được cấp phép phát triển bởi cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates vào năm 2011. Đây là một loại máy bay ném bom được thiết kế với 3 tiêu chí quan trọng: trọng tải phải đủ lớn để mang được nhiều loại vũ khí, với nhiều tầm bắn và sức mạnh khác nhau; tầm hoạt động phải đủ xa để tấn công được nhiều khu vực trên thế giới và chi phí trung bình chỉ rơi vào khoảng 550 triệu USD/chiếc nhằm tạo áp lực cho các nhà sản xuất để tối ưu hoá thiết kế máy bay.
Khi mới được biên chế, các máy bay LRS-B sẽ được điều khiển bởi phi công, tuy nhiên, sau đó một vài năm, các phiên bản không người lái có thể sẽ ra đời. Khả năng răn đe hạt nhân cũng sẽ được bổ sung sau khoảng 2 năm.
Hiện chưa có thông tin về tốc độ của LRS-B, tuy nhiên, các yếu tố tầm hoạt động, trọng tải lớn, và hạn chế chi phí cho thấy nó có thể đạt được tốc độ cận âm.
Trước đó, Lầu Năm Góc cũng vừa điều chỉnh lại chi phí dự kiến của việc phát triển LRS-B lên 58,2 tỉ USD, tức là nhiều hơn 25 tỉ USD so với con số đề ra trước đây.
Theo kế hoạch, không quân Mỹ phải chốt hợp đồng phát triển máy bay LRS-B mới vào tháng 6-2015, tuy nhiên, họ lại phải lùi hạn chót này xuống tháng 9 hoặc 10-2015 do chưa thể chọn được nhà phát triển hợp lí. Hiện 2 ứng cử viên là hãng sản xuất máy bay ném bom B-2, Northrop Grumman và liên doanh 2 nhà thầu Boeing và Lockheed Martin.
Đặng Vũ theo An ninh Thủ đô