Lựa chọn dụng cụ ăn uống thông minh vì sức khỏe của cả gia đình

VietTimes -- Những dụng cụ ăn uống của con người ngày càng đa dạng như nồi, xoong, thìa, đũa, bát,... Thức ăn đưa vào cơ thể thông qua những dụng cụ này, vì thế, chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta. Dưới đây là một số những lưu ý về các dụng cụ ăn uống mà bạn không thể bỏ qua.

1. Dụng cụ bằng sắt

Nguồn: 2sao
Nguồn: 2sao

Độc tính không lớn nhưng tuyệt đối kỵ đồ dùng han rỉ vì nó có thể gây nôn mửa, ỉa chảy, cảm giác ăn uống suy giảm.


2. 
Dụng cụ bằng nhôm

Nguồn: 2sao
Nguồn: 2sao

Nhẹ, bền, đẹp, giá rẻ. Tuy nhiên, nhôm tồn tại trong cơ thể quá nhiều sẽ dẫn đến suy già nhanh chóng, đối với trí nhớ cũng có ảnh hưởng nhất định. Do vậy cũng không nên dùng quá nhiều đồ nhôm.


3. 
Dụng cụ bằng đồng

Nguồn: QF
Nguồn: QF

Độc tính không lớn, tuy nhiên nếu hàm lượng đồng cao cũng gây huyết áp, thổ huyết, tinh thần thất thường, thậm chí có thể hủy hoại một phần gan.


4. 
Dụng cụ mạ Crômit

Nguồn: MT
Nguồn: MT

Lượng Cromit vừa phải có tác dụng trao đổi với chất đường và Côlextêrôn. Khi hàm lượng Crômít quá ít sẽ dẫn đến sự lắng đọng mỡ trong máu, khiến mạch máu, vốn có tính đàn hồi, trở nên cứng dần – một trong những nguyên nhân dẫn đến xơ cứng động mạch. Còn khi hàm lượng này quá nhiều có thể gây tổn hại đến khí quản và có thể dẫn đến các bệnh u bướu.


5. 
Dụng cụ sành sứ

Nguồn: TA
Nguồn: Turkiye

Tuy hàm lượng độc tố ít hơn so với đồ dùng bằng nhôm và bằng sắt, nhưng trong men của rất nhiều đồ sứ có một hàm lượng chì nhất định. Tất nhiên, chì không có lợi cho sức khỏe.


6. 
Dụng cụ tráng men

Nguồn: Trendy
Nguồn: Trendy

Không độc, tuy nhiên, nếu như gia công không tinh tế thì sẽ có hậu quả xấu. Do vậy, khi mua đồ tráng men nên chọn sản phẩm có chất lượng tốt.


7. 
Dụng cụ bằng tre gỗ

Nguồn: Thiết bị bếp
Nguồn: TBB

Bản thân những dụng cụ tre gỗ không độc nhưng chúng rất dễ bị nhiễm vi trùng gây bệnh. Trước khi dùng, cần cọ rửa chúng sạch sẽ.