Loại tên lửa mới giúp tiêm kích Su-30MKI đạt phạm vi tấn công lên đến 2.000 km

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Biến thể cải tiến của tên lửa hành trình BrahMos được cho là có tầm bắn lên đến 450 km.
Loại tên lửa mới giúp tiêm kích Su-30MKI đạt phạm vi tấn công lên đến 2000km (Ảnh: Military Watch Magazine)
Loại tên lửa mới giúp tiêm kích Su-30MKI đạt phạm vi tấn công lên đến 2000km (Ảnh: Military Watch Magazine)

Không quân Ấn Độ đã thử nghiệm một biến thể cải tiến mới của tên lửa hành trình BrahMos, được phóng từ máy bay chiến đấu hạng nặng Su-30MKI ở Vịnh Bengal. Biến thể cải tiến của tên lửa hành trình BrahMos được cho là có tắm bắn lên đến 450 km. Loại tên lửa này được phát triển dựa trên P-800 Oniks của Nga được triển khai từ các tàu chiến của Hải quân Nga và hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion. BrahMos do Ấn Độ và Nga hợp tác phát triển, cho phép họ tránh được các hạn chế kiểm soát vũ khí đối với việc xuất khẩu tên lửa, nếu không sẽ ngăn cản Ấn Độ mua tên lửa có tầm bắn vượt quá 300km. Vào thời điểm đầu tiên được đưa vào trang bị, BrahMos được coi là tên lửa hành trình chống hạm có khả năng nhất thế giới, với các biến thể chống tàu mặt nước cũng đang được đưa vào sử dụng, và kết hợp với tầm xa của Su-30MKI, nó cung cấp cho Không quân Ấn Độ một sức mạnh đáng gờm từ trên không. Đây là khả năng mà rất ít đơn vị máy bay chiến đấu trên thế giới có thể sánh được.

Buổi thử nghiệm biến thể mới của tên lửa BrahMos (Ảnh: Military Watch Magazine)

Buổi thử nghiệm biến thể mới của tên lửa BrahMos (Ảnh: Military Watch Magazine)

Với hơn 260 máy bay đang phục vụ được chia thành 11 phi đội và còn nhiều phi đội khác đang được đặt hàng, Su-30MKI trở thành xương sống của phi đội chiến đấu của Không quân Ấn Độ. Hiện Ấn Độ đang là nước mua nhiều tiêm kích Su-30 nhất trên thế giới. Kể từ khi được đưa vào trang bị vào năm 2002, khi Su-30 được nhiều chuyên gia đánh giá là máy bay chiến đấu có khả năng nhất trên thế giới, đến thời điểm hiện tại khả năng chiến đấu của Su-30 đã được nâng cấp đáng kể khi được trang bị thêm các hệ thống điện tử hàng không tiên tiến và phạm vi vũ khí mà nó có thể triển khai cũng được mở rộng. Một trong những nâng cấp đáng chú ý nhất của Su-30 kể từ năm 2017 là việc máy bay có thể mang theo bệ phóng tấn công tên lửa hành trình.

Tiêm kích Su-30MKI (Ảnh: Military Watch Magazine)

Tiêm kích Su-30MKI (Ảnh: Military Watch Magazine)

Một quan chức bình luận về việc thử nghiệm biến thể BrahMos mới để trang bị cho các đơn vị Su-30: “Đây là lần đầu tiên tên lửa BrahMos mới có tầm tấn công trên 450 km (tầm bắn ban đầu 290 km) được thử nghiệm từ trên không. Sukhoi, với bán kính chiến đấu gần 1.500 km mà không cần tiếp nhiên liệu trên không, kết hợp với tên lửa BrahMos tầm bắn 450 km là một tổ hợp vũ khí đáng gờm. Một quan chức bình luận về việc thử nghiệm biến thể BrahMos mới để trang bị cho các đơn vị Su-30: “Đây là lần đầu tiên tên lửa BrahMos mới có tầm tấn công trên 450 km (tầm bắn ban đầu 290 km) được thử nghiệm từ trên không. Sukhoi, với bán kính chiến đấu gần 1.500 km mà không cần tiếp nhiên liệu trên không, kết hợp với tên lửa BrahMos tầm bắn 450 km là một mang lại cho IAF khả năng tiếp cận chiến lược và tấn công các mục tiêu trên bộ hoặc trên biển trong phạm vi rất xa ”. Phạm vi tác chiến mở rộng của các máy bay chiến đấu không chỉ cho phép chúng kiểm soát các khu vực rộng lớn, xâm nhập không phận Pakistan hay Trung Quốc hoặc tuần tra trên Ấn Độ Dương, mà còn cho phép chúng thực hiện các cuộc tấn công từ khoảng cách an toàn hơn, nơi các đơn vị phòng không và máy bay chiến đấu của đối phương sẽ phải vật lộn để chống lại chúng.

Các biến thể của BrahMos với tầm bắn mở rộng hơn hiện đang được phát triển, tên lửa có thể bay với tốc độ cao khiến việc đánh chặn chúng trở nên khó hơn và cung cấp nhiều động năng hơn khi va chạm nhưng cũng làm tăng sức cản của không khí và khó đạt được tầm bắn xa hơn. Hiện vẫn chưa rõ Ấn Độ sẽ trang bị tên lửa BrahMos trên bao nhiêu chiếc Su-30MKI. Không quân Ấn Độ tiếp tục thể hiện sự quan tâm đến máy bay chiến đấu Su-57 của Nga với tư cách là người kế nhiệm Su-30. Khả năng mang tên lửa đường kính lớn của Su-57, kết hợp với tầm bắn lớn hơn nhiều so với Su-30, khả năng tàng hình và sử dụng sáu radar AESA thay vì một radar PESA duy nhất, là một trong những đặc điểm lý tưởng để biến chúng trở thành "bệ phóng" cho các biến thể BrahMos trong tương lai.

Theo Military Watch Magazine