Lo ngại lạm phát dai dẳng và AI chiếm việc làm, làn sóng đình công ở Mỹ, châu Âu lan rộng

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

VietTimes – Người lao động ở Mỹ và châu Âu ngày càng quan ngại về lạm phát dai dẳng và bị trí tuệ nhân tạo chiếm mất việc làm.

Lo ngại lạm phát dai dẳng và AI chiếm việc làm, làn sóng đình công ở Mỹ, châu Âu lan rộng

Các cuộc đình công đang lan rộng khắp Mỹchâu Âu khi người lao động vật lộn với lạm phát và mối đe dọa ngày càng lớn từ trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ cao khác đối với công việc của họ. Số ngày làm việc bị giảm do công nhân dính líu đến tranh chấp lao động đã tăng vọt ở cả Mỹ và Anh.

“Chúng tôi quá bận rộn giải quyết một cuộc đình công và đại hội Đảng Bảo thủ”, nhân viên tại một công ty xe buýt đường dài ở Manchester (Anh) cho biết vào ngày 4/10. Liên đoàn các nhân viên ngành đường sắt đã tổ chức đình công nhân sự kiện thường niên này, làm đình trệ dịch vụ xe lửa địa phương, trong khi xe buýt bị chậm do ùn tắc giao thông. Phải mất 5 giờ đồng hồ để đi đến London bằng xe buýt, và gần gấp đôi thời gian nếu đi bằng tàu hỏa.

Lý do mà liên đoàn này đình công là do các điều kiện làm việc xuống cấp và họ cho rằng lương thực tế đã giảm do lạm phát. Các bác sĩ và nhiều người làm trong những ngành nghề khác cũng tham gia đình công trong đại hội Đảng Bảo thủ, yêu cầu mức lương cao hơn.

Tại Anh, lạm phát đã tăng 7,9% trong năm ngoái, mức tăng lớn nhất trong vòng 40 năm. Lấy lý do “khủng hoảng chi phí sinh hoạt”, các nhân viên trong lĩnh vực dịch vụ công và nhiều ngành khác đã tổ chức tuần hành. Số lượng ngày công bị mất do đình công đã chạm ngưỡng cao nhất trong 33 năm là 2,51 triệu trong năm 2022, và dự kiến sẽ đạt mức tương tự trong năm nay.

Trong khi đó, ở Mỹ, số lượng ngày công bị mất do người lao động ngừng làm việc tính đến tháng 8 năm nay là 7,41 triệu, con số cao nhất kể từ năm 2000.

Ở Đức, các cuộc đình công khiến cho gần như toàn bộ dịch vụ giao thông công cộng đình trệ vào cuối tháng 3. Làn sóng đình công lan rộng ở nhiều nước có thể làm trầm trọng hơn sự gián đoạn kinh tế từng gây ra bởi COVID-19 và chiến sự ở Ukraine.

Lo mất việc bởi AI và xe điện

Tranh chấp trong lao động cũng phản ánh nhiều vấn đề về cơ cấu đang diễn ra.

Viện dẫn lý do bảo vệ việc làm khỏi sự trỗi dậy của AI, Hội Nhà văn Mỹ đã tổ chức đình công từ tháng 5 đến tháng 9. 160.000 thành viên bao gồm các nghệ sĩ, diễn viên đến từ hiệp hội SAG-AFRA cũng gia nhập cuộc đình công trong tháng 7. Kết quả, tổng cộng có hơn 4,1 triệu ngày công đã bị mất trong tháng 8 chỉ tính ở nước Mỹ, con số cao nhất trong 20 năm.

2.png
Số ngày lao động bị mất do đình công ở Mỹ (Ảnh: Bộ Lao động Mỹ)

Trong ngành sản xuất ô tô, quá trình chuyển dịch sang xe điện đã trở thành tâm điểm của các cuộc đàm phán giữa doanh nghiệp và người lao động. Ngày 6/10, Nghiệp đoàn công nhân ngành ô tô (UAW) đã kêu gọi tiếp tục đình công sau khi hãng General Motors đồng ý cho phép các công nhân sản xuất pin xe điện được bảo vệ theo hợp đồng của công đoàn.

Sự lo lắng của người lao động trước những thay đổi về cơ cấu cũng tác động tới chính trị. Trong tháng 9, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tới thăm người lao động thuộc UAW đang tham gia đình công ở Detroit, Michigan.

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa chính trị và những người công nhân đình công lại là một vấn đề phức tạp. Do ngành công nghiệp ô tô đóng góp 3% GDP của Mỹ, cứ mỗi tuần mà UAW kéo dài đình công, đà tăng trưởng giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 12 lại giảm từ 0,05 đến 0,1 điểm phần trăm, theo Goldman Sachs.

Thực tế, ông Biden từng hối thúc các cơ quan chức năng ngăn chặn một cuộc đình công của nhân viên đường sắt vào tháng 12/2022, tuyên bố rằng cuộc đình công có thể gây ra tác động tiêu cực đối với nền kinh tế Mỹ.

Ở Anh, các cuộc đình công diễn ra thường xuyên ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế vốn đã suy yếu.

Trong tháng 7, các lĩnh vực y tế và xã hội, bị ảnh hưởng bởi cuộc đình công của các bác sĩ, đã làm giảm GDP thêm 0,18 điểm phần trăm so với tháng trước, trong khi lĩnh vực vận chuyển và kho bãi, bao gồm cả đường sắt, đã đẩy lùi GDP thêm 0,05 điểm

Nhiều chuyên gia đang nỗ lực tìm cách đảm bảo đà tăng trưởng trong tương lai, đặc biệt tập trung vào tầm ảnh hưởng của những đổi mới trong công nghệ đối với việc làm.

Dựa trên một nghiên cứu về doanh nghiệp, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) trong tháng 5 cho biết AI và xe điện có khả năng tạo thêm nhiều việc làm trong dài hạn, thay vì thay thế con người. Nhưng báo cáo cũng chỉ ra rằng, nhiều người lao động không có đủ kỹ năng cần thiết. Với tốc độ đổi mới công nghệ như hiện nay, cả doanh nghiệp và người lao động sẽ gặp khó khăn trong việc cân bằng giữa đà tăng trưởng và bảo đảm việc làm./.

Theo Nikkei Asia