Lâm Đồng khẳng định nông nghiệp công nghệ cao, vươn tầm khu vực

Viettimes --  Trong tầm nhìn đến 2050, Lâm Đồng sẽ trở thành vùng kinh tế động lực của khu vực Tây Nguyên, khẳng định thế mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa có giá trị cao, phát triển nông nghiệp theo hướng tiếp cận đa ngành. 
Tiềm năng đầu tư vào Lâm Đồng rất lớn (Ảnh: Trung tâm xúc tiến Đầu tư, thương mại và du lịch Lâm Đồng)
Tiềm năng đầu tư vào Lâm Đồng rất lớn (Ảnh: Trung tâm xúc tiến Đầu tư, thương mại và du lịch Lâm Đồng)

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050; theo đó, Lâm Đồng sẽ trở thành vùng kinh tế động lực của khu vực Tây Nguyên, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, theo hướng hiện đại; là trung tâm nghiên cứu và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tầm quốc gia và quốc tế, phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản.

Lâm Đồng vốn là trung tâm nghiên cứu, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của cả nước, sản xuất nông nghiệp hàng hóa có giá trị cao trên thị trường quốc tế, được định hướng phát triển vùng nông nghiệp theo hướng tiếp cận đa ngành.

Trọng tâm là 4 mục tiêu, hướng đến xây dựng thương hiệu số một Việt Nam; cụm sản xuất rau hoa số một Đông Nam Á; điểm du lịch nông nghiệp số một Việt Nam; hình thành trung tâm đào tạo nhân lực và nghiên cứu nông nghiệp chủ lực tại Tây Nguyên.

Hình thành các khu nông nghiệp công nghệ cao, các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gắn với phát triển làng hoa, làng nghề truyền thống, xây dựng làng đô thị xanh và phát triển các mô hình du lịch nông nghiệp.

Đà Lạt không chỉ là thành phố du lịch nghỉ dưỡng mà còn là điểm du lịch nông nghiệp số 1 Việt Nam
 Đà Lạt không chỉ là thành phố du lịch nghỉ dưỡng mà còn là điểm du lịch nông nghiệp số 1 Việt Nam

Vùng nông nghiệp Đà Lạt gồm: Vùng chuyên canh rau, hoa ở Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương, Lâm Hà, sản xuất nấm thực phẩm cao cấp và nấm dược liệu. Vùng trồng lúa ở Cát Tiên, Đạ Tẻh, Lâm Hà; vùng chuyên canh chè ở Bảo Lâm, Bảo Lộc, Di linh, Đạ Huoai, Đà Lạt, Lâm Hà, Đạ Tẻh. Vùng chuyên canh cà phê: cà phê vối tại Di Linh, Bảo Lâm, Lâm Hà, Đức Trọng, Bảo Lộc, cà phê chè tại Lạc Dương, Đam Rông, Lâm Hà, Đà Lạt, vùng trồng cà phê công nghệ cao. Trồng cây mắc ca ở Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lâm, Đức Trọng, Đơn Dương, Đam Rông, Bảo Lộc; vùng trồng cây ăn quả ở Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh;..

Phát triển chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại công nghiệp, trong đó chăn nuôi bò sữa tập trung ở Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, Bảo Lộc; bò thịt ở Đam Rông, Lâm Hà, Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Bảo Lộc. Chăn nuôi heo ở Đam Rông, Lâm Hà, Đơn Dương,...