Kinh tế thế giới năm 2015 qua các con số

Số thương vụ mua bán và sáp nhập lớn đạt kỷ lục, hàng tỉ đô la đổ vào đầu tư mạo hiểm và số người lao động mất việc lên đến hơn 850.000 người... Năm 2015 là một năm với nhiều kỷ lục của kinh tế thế giới.

Dưới đây là tổng kết sơ bộ những điểm đáng nhớ của kinh tế toàn cầu năm 2015, theo Bloomberg. 

Toàn bộ dữ liệu trong những hình ảnh dưới đây được tính đến ngày 15.12. Con số thống kê của các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A), cũng như đầu tư mạo hiểm được tính toán dựa trên giá trị được công bố, và chuyển đổi từ giá trị phi đô la Mỹ sang USD tại thời điểm công bố. Tài sản của các tỉ phú dựa trên số liệu từ chỉ số Bloomberg Billionaires, theo dõi sự thay đổi trong tài sản của những cá nhân có giá trị tài sản ròng cao nhất thế giới.

Giá trị vốn hóa thị trường của hãng Apple đạt kỷ lục 775 tỉ USD trong năm nay

Cổ phiếu Netflix thể hiện tốt nhất giữa các mã chứng khoán trong chỉ số S&P 500

Doanh số trái phiếu doanh nghiệp hạng đầu tư lần đầu tiên đạt 1.310 tỉ USD

Thị trường trái phiếu có lợi suất cao có năm sụt giảm đầu tiên kể từ 2008

Các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) đã công bố đạt 4.000 tỉ USD

2015 là năm có nhiều thương vụ M&A lớn (từ 10 tỉ USD trở lên) hơn bao giờ hết

Hãng dược phẩm Pfizer mua lại hãng dược phẩm Allergan với giá 183,7 tỉ USD. Đây là thương vụ M&A lớn nhất trong năm nay. Hãng bia Anheuser-Busch InBev sáp nhập với SABMiller trong thương vụ lớn thứ nhì, trị giá 120,5 tỉ USD

Tiền đổ vào đầu tư mạo hiểm trong năm 2015 tăng 39% lên mức cao nhất từ trước đến nay: 109,7 tỉ USD. Đầu tư mạo hiểm là việc cấp vốn cho các công ty, thường kinh doanh trong ngành công nghiệp công nghệ cao, ở giai đoạn khởi động tăng trưởng ban đầu

Từ 2009 đến nay, năm nay là năm có nhiều đợt cắt giảm nhân sự nhất. 855.000 người trên toàn thế giới mất việc và 268.000 người ở Mỹ bị sa thải

5 doanh nghiệp Mỹ sa thải hơn một nửa số người lao động bị cho nghỉ việc ở nước này. 5 công ty trên là: HP (Hewlett - Packard), Microsoft, Schlumberger, Baker Hughes và Chevron

Nợ trái phiếu chính phủ Venezuela rủi ro nhất thế giới, trong khi nợ trái phiếu chính phủ Đức tiếp tục gần như là không có rủi ro

Một số tỉ phú, như người sở hữu nhãn hiệu thời trang Zara Amancio Ortega, nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg và ông chủ hãng thương mại điện tử Amazon Jeff Bezos, giàu lên. Một số khác, chẳng hạn như nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett và tỉ phú viễn thông Mexico Carlos Slim, thì ngược lại

Thu Thảo - Theo Bloomberg, Thanh Niên