Theo trang tin Hồng Kông Dongfang chiều 15/11, Cục quan An ninh Quốc gia Armenia (NSS) hôm thứ Bảy (14/11) tuyên bố đã phá vỡ âm mưu chính biến, ám sát và lật đổ Thủ tướng Nikol Pashinyan và thu giữ một số lượng lớn vũ khí, đạn dược và chất nổ. Truyền thông Nga đưa tin, ông Artur Vanetsyan, cựu giám đốc NSS và hiện là lãnh tụ Đảng Tổ quốc đối lập ở Armenia cũng đã bị bắt.
NSS đưa ra một tuyên bố cho biết họ đã phá vỡ nhiều vụ tìm mua và tàng trữ trái phép vũ khí, đạn dược và chất nổ; các thành viên được tổ chức để âm mưu chiếm chính quyền. Tuyên bố cũng nêu rõ rằng, có bằng chứng cho thấy những kẻ tấn công không đồng ý với các chính sách đối nội và đối ngoại của đất nước; họ có ý định giành chính quyền bằng cách sát hại người đứng đầu chính phủ.
Binh sĩ Armenia thu dọn thi thể của đồng đội bị tử trận (Ảnh: Getty). |
Luật sư của ông Artur Vanetsyan tuyên bố trên mạng xã hội rằng bộ phận điều tra của NSS đã cho mời ông Artur Vanetsyan đến trao đổi rồi bắt giữ, cáo buộc ông tội cố ý giết người và nghi ngờ cướp chính quyền. Những người khác bị bắt trong vụ nàycũng bao gồm các cựu dân biểu Baghdasari, Minas Young và những người khác tự phát đến Nagorno-Karabakh để tham gia vào cuộc chiến. Luật sư của Artur Vanetsyan cũng cáo buộc NSS đã lục soát trái phép nhà của cha mẹ ông Artur Vanetsyan và văn phòng của Đảng Tổ quốc. Tuy nhiên, NSS không thông báo tin ông Vanetsyan đã bị giam giữ.
Sau khi thỏa thuận ngừng bắn được ký kết hôm 10/11, 17 đảng đối lập ở Armenia trong đó có Đảng Tổ quốc đã phát động các cuộc biểu tình, bất bình trước việc Thủ tướng Nikol Pashinyan “khuất phục trước Azerbaijan và phản bội đất nước”, yêu cầu ông từ chức. Hôm thứ Tư tuần trước (11/11), 10 lãnh tụ các đảng đối lập trong đó có Vanetsyan đã bị bắt vì tình nghi tổ chức gây bạo loạn vũ trang, nhưng hai ngày sau họ đã được thả. Artur Vanetsyan, 40 tuổi, từng đảm nhận vị trí Cục trưởng NSS sau khi hỗ trợ ông Nikol Pashinyan nhậm chức một năm trước đó. Sau khi nhậm chức, ông Vanetsyan bắt đầu cuộc điều tra chống tham nhũng đối với các quan chức chính phủ cấp cao. Vào tháng 9 năm ngoái, ông từ chức vì bất đồng chính trị với Thủ tướng Nikol Pashinyan và nhiều lần chỉ trích đối phương bất tài và không biết cách điều hành đất nước.
Phe đối lập Armenia tổ chức biểu tình phản đối hiệp nghị ngừng bắn, đòi Thủ tướng Nikol Pashinyan từ chức (Ảnh: Getty). |
Theo thỏa thuận ngừng bắn hôm 10/11, một phần khu vực Nagorno-Karabakh do Armenia kiểm soát phải được chuyển giao cho Azerbaijan. Khoảng 600 người Armenia theo đạo Thiên chúa ở làng Kavaca đã quyết định di tản, một số người thà đốt những ngôi nhà đã sống trong nhiều năm, quyết để không để lại gì cho những người Azerbaijan theo đạo Hồi. Một số dân làng cũng oán trách Tổng thống Nga Putin đã bỏ rơi họ. Quân khu Trung tâm của Nga đã cử gần 2.000 binh sĩ, 90 xe bọc thép và 380 xe các loại của Lữ đoàn bộ binh cơ giới số 15 đến khu vực Nagorno-Karabakh để triển khai nhiệm vụ gìn giữ hòa bình.
Hãng thông tấn Nga Spunik ngày 15/11 cũng đưa tin, Cục An ninh Quốc gia Armenia tuyên bố họ đã ngăn chặn âm mưu sát hại Thủ tướng Nikol Pashinyan của các cựu quan chức.
Sáng sớm ngày 15/11, ông Artur Vanetsyan cựu Cục trưởng An ninh Quốc gia Armenia và lãnh đạo Đảng Tổ quốc đối lập, đã bị bắt vì tình nghi chuẩn bị sát hại nhà lãnh đạo chính phủ Armenia.
Một tuyên bố trên trang web của Cục An ninh Quốc gia Armenia cho biết một cư dân của tỉnh Syunik có vũ khí riêng và phản đối chính phủ, đồng thời hợp mưu với các lực lượng chống chính phủ khác để ám sát thủ tướng.
Binh lính Armenia rút lui để lại nhiều đạn dược (Ảnh: Getty). |
Theo Đài truyền hình Trung Quốc CCTV, trong số những người bị bắt còn có Baghdad Salyan, cựu lãnh đạo đảng Cộng hòa, thủ lĩnh phe đối lập trong quốc hội Armenia. Được biết, nghi phạm có kế hoạch chiếm đoạt quyền lực bất hợp pháp bằng cách ám sát Thủ tướng Pashinyan và đã tìm sẵn nhiều ứng cử viên để kế nhiệm Pashinyan.
Trước đó, các nhà lãnh đạo Nga, Armenia và Azerbaijan đã ký tuyên bố chung về một lệnh ngừng bắn ở khu vực Nagorno-Karabakh.
Theo tuyên bố, lệnh ngừng bắn toàn diện ở khu vực Nagorno-Karabakh có hiệu lực từ ngày 10 tháng 11. Azerbaijan và Armenia dừng lại tại các vị trí hiện tại của họ và trao đổi các tù nhân chiến tranh; lực lượng gìn giữ hòa bình Nga tiến vào đóng quân dọc theo tuyến tiếp xúc và hành lang Lachin. Một tuyến đường cũng cần được mở nối Azerbaijan với vùng đất của Cộng hòa tự trị Nakhichevan.
Thế nhưng, do không hài lòng với thỏa thuận ngừng bắn Nagorno-Karabakh, các cuộc biểu tình phản kháng quy mô lớn đã nổ ra ở Armenia, yêu cầu Thủ tướng Pashinyan từ chức.