Nguồn tin cho biết, thực hiện cuộc tấn công hóa học giả mạo, nhóm Mũ bảo hiểm trắng có ý đồ kích động cộng đồng quốc tế, tạo lý do cho liên minh quân sự phương Tây, dẫn đầu là Mỹ tiến hành cuộc tấn công vào chính phủ và quân đội Syria nhằm ngăn chặn chiến dich giải phóng Đông Ghouta.
Các thế lực muốn lật độ nhà nước Syria nhiều lần cáo buộc quân đội Syria sử dụng vũ khí hóa học chống lại lực lượng Hồi giáo “đối lập” ở Đông Ghouta vào các năm (2013), Khan al-Asal, Aleppo (2014) và Khan Sheikhoun, Idlib (2016). Nhưng không có cáo buộc nào được chứng minh.
Trong một nỗ lực ngoại giao phức tạp, Nga đã đạt được chương trình tiêu hủy vũ khí hóa học của quân đội Syria, nhưng phiến quân có thể còn sở hữu nhiều chất độc hóa học và sử dụng nó như một công cụ để lôi kéo Mỹ và đồng minh không kích Syria. Phương Tây hoàn toàn không quan tâm đến những gì mà chính quyền Syria công khai, minh chứng cho những sự thật này.
Tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis nói với Newsweek rằng Mỹ "không có bằng chứng" nào ghi nhận chính phủ Syria sử dụng chất độc Sarin chống lại người dân.
Cũng theo Alalam, ngày 19.02.2018, 3 xe tải chở chất clo (thường được các nhóm phiến quân sử dụng trong các cuộc tấn công vũ khí hóa học) đã xâm nhập vào khu vực do lực lượng Hồi giáo cực đoan kiểm soát ở tỉnh Idlib.
Báo cáo của phóng viên Al-Alam cho biết, các xe vận tải từ Thổ Nhĩ Kỳ mang theo 'một vài tấn' chlorine đã tiến vào địa phận tỉnh Idlib. Al-Masdar News không thể xác minh được thông tin nay.
Trong cuộc chiến Syria, các nhóm chiến binh đã nhiều lần sử dụng khí chlorine như một vũ khí chiến thuật chống lại quân đội Syria, gần đây nhất là cuối tháng 10.2016 trong cuộc tấn công lần thứ hai của lực lượng Hồi giáo cực đoan được Thổ Nhĩ Kỳ nhằm phá vỡ vòng vây trên vùng nông thôn phía đông tỉnh Aleppo. Các nhóm phiến quân cũng thường xuyên dựng lên các vụ tấn công bằng chất độc hóa học và cáo buộc quân đội Syria sử dụng để kêu gọi phương Tây tấn công.