Xung đột thương mại Trung - Mỹ không ngừng leo thang, hơn nữa chưa có bất cứ dấu hiệu hòa dịu nào. Theo đánh giá của Đài tiếng nói Đức ngày 13/8, đây mới là sự khởi đầu, giữa hai nước Trung Quốc và Mỹ có thể sẽ còn nổ ra chiến tranh tiền tệ.
Vòng mới nhất của chiến tranh thương mại Trung - Mỹ là Mỹ sẽ nâng thuế quan lên 25% đối với hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD, Trung Quốc lập tức tuyên bố sẽ tăng thuế quan đối với hơn 5.000 loại hàng hóa Mỹ trị giá khoảng 60 tỷ USD. Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng tuyên bố sẽ tăng thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc trị giá 500 tỷ USD.
Cuộc chiến đáng sợ hơn
Tờ Đài tiếng nói Đức cho rằng hiện nay tranh chấp thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc là nguy hiểm lớn nhất của kinh tế thế giới. Hơn nữa, đằng sau cuộc chiến này còn có một cuộc chiến tranh quan trọng hơn, nó không phải là chiến tranh về sắt thép, đậu tương hay xe hơi, mà là cuộc chiến xoay quanh tiền tệ hàng hóa quan trọng nhất của thế giới, đó là cho vay.
Kinh tế thế giới trở thành một cuộc chiến tranh, các vòng chiến đấu "cho vay" giữa Trung - Mỹ diễn ra không ngừng. Trung Quốc bỏ ra 8.000 tỷ USD cho sáng kiến "Vành đai, con đường", xây dựng cơ sở hạ tầng ở hơn 60 nước. Trung Quốc trở thành nguồn vốn của rất nhiều nước đang phát triển.
Từ năm 2010 trở đi, hàng năm Trung Quốc bỏ ra 100 tỷ USD, rất nhiều quốc gia ở châu Phi và Trung Đông trở thành những con nợ lớn của Trung Quốc, Mức tiền và điều kiện cho vay rất không rõ ràng.
Đối với những nước này, Con đường tơ lụa trở thành một "bẫy nợ". Trung tâm phát triển toàn cầu (CGD) ở Washington, Mỹ đã liệt kê ra 23 quốc gia. Trong đó có Pakistan, Tajikistan, Hindustan, Montenegro, Lào đặc biệt nghiêm trọng. Kinh phí dành cho tuyến đường sắt Trung - Lào tương đương gần một nửa tổng hiệu suất kinh tế của Lào.
Nhưng không chỉ có Trung Quốc, Mỹ và châu Âu cũng đang cho vay để tăng cường vai trò ảnh hưởng chính trị, thông qua công cụ là Tổ chức quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), do Mỹ - Âu đóng vai trò chủ đạo. Nhiều năm qua, IMF cung cấp hỗ trợ cho những nước gặp nhiều khó khăn như Ukraine và Pakistan, bởi vì hai nước này nằm ở tuyến đầu địa chính trị của Nga hoặc Afghanistan.
Vài tuần trước, Washington cấm ngân hàng của họ cho Venezuela vay tiền, Venezuela đã gần kề phá sản. Iran hiện nay bị cách ly khỏi hệ thống tài chính quốc tế, mục đích là để Tehran khuất phục. Việc Mỹ tiến hành trừng phạt mới đối với Thổ Nhĩ Kỳ khiến cho nước này xuất hiện dòng vốn chảy ra nước ngoài, đồng tiền trượt giá, lãi suất tăng cao.
Tuy nhiên, việc từ chối cho vay chỉ có hiệu quả khi nước đi vay không tìm kiếm được người cho vay khác. Trong khi đó, Trung Quốc ngày càng trở thành người thay thế. Trung Quốc cho Venezuela vay 60 tỷ USD, từ đó trở thành chủ nợ lớn nhất của nước này.
Đến nay, Pakistan đã trở thành đối tượng của "đối đầu cường quyền". Do đi vay Trung Quốc, nước này tiếp tục đối mặt với phá sản. Chính quyền Islamabad thiếu khoảng 12 tỷ USD, do đó xin viện trợ từ IMF trong vài tuần tới. Đây là lần thứ 14 kể từ năm 1980 đến nay.
Nhưng chính phủ Mỹ đã không cho IMF rót tiền để cứu Pakistan tránh bị phá sản và qua đó cứu lấy khoản nợ từ Trung Quốc. Do đó cuộc chiến "cho vay" giữa Trung - Mỹ đã bước vào vòng tiếp theo. “Quả bóng” mà họ đá là những nước đi vay, đó là những nước nghèo.
Giá đồng rất nhạy cảm với chiến tranh thương mại Trung - Mỹ. Ảnh: DW.
|
“Kẻ thua cuộc lớn nhất”
Theo báo Đức, mỗi lần chỉ cần Tổng thống Mỹ đưa ra tuyên bố công khai, giá cả kim loại màu sẽ giảm. Những kim loại màu này hầu như là một phần của tất cả nhu yếu phẩm hàng ngày, giá cả của chúng rất nhạy cảm với sự biến động của thị trường. Hiện nay, kim loại màu có thể là “kẻ thua cuộc lớn nhất” của tranh chấp gay gắt Trung - Mỹ.
Do lo ngại chiến tranh thương mại Trung - Mỹ và sự đi xuống của kinh tế thế giới, các nhà đầu tư có phản ứng rất hoang mang, đẩy dự trữ kim loại công nghiệp ra thị trường. Giá đồng chính là một ví dụ điển hình…
Theo nhà phân tích Đức Andreas Speer, giá đồng giảm mạnh không chỉ do chiến tranh thương mại, mà điều này trước hết là một điềm báo cho thấy tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại. Số liệu mới nhất của Trung Quốc là đáng lo ngại.
Chuyên gia Daniel Briesemann cũng có quan điểm tương tự, cho rằng điều này mang lại hai vấn đề: Một là, nhu cầu của Trung Quốc chiếm khoảng một nửa hầu hết tất cả kim loại màu. Nhu cầu giảm đi, giá cả có thể sẽ tiếp tục trượt dốc.
Hai là, Trung Quốc đã trở thành một trong những động lực quan trọng của kinh tế thế giới. Nếu tình hình Trung Quốc không tốt, kinh tế thế giới sẽ đối mặt với nguy cơ bị tê liệt.