Khó khăn của tiểu thương Việt khi đứng trước “thời cơ” chuyển đổi số

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ, chuyển đổi số là con đường thiết yếu để tiểu thương phát triển kinh doanh. Nhưng điều gì đang khiến họ chùn bước?

E dè khi tiếp cận công nghệ hiện đại

Kể từ khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" vào tháng 6/2020, hàng loạt chính sách mới đã được ban hành, những ảnh hưởng của Covid-19 càng khiến chuyển đổi số là yếu tố sống còn với doanh nghiệp. Tuy nhiên, vì nhiều hạn chế mà không ít tiểu thương vẫn chưa thể “lột xác”.

Chị H, chủ một quán ăn tại TP.HCM chia sẻ: “Tôi không rành điện thoại, khi mà tập thanh toán qua app thấy rất khó khăn. Trước đây tôi không bao giờ nghĩ tới chuyện này vì xài tiền mặt cũng được mà, nhưng khách giờ họ thay đổi thói quen rồi, thích xài app cho tiện”

Ngoài những khó khăn về việc sử dụng các thiết bị hiện đại, bảo mật cũng là một trong những thách thức của không ít nhà bán hàng. “Chuyển sang dùng phần mềm quản lý rồi thanh toán không tiền mặt thì cũng hay nhưng mà phải có cách nào đó để kiểm soát, đảm bảo an toàn, sợ nhất là bị bán thông tin cá nhân, bị hack rất là phiền phức”- Anh N, chủ một địa chỉ kinh doanh thiết bị gia dụng tại Cần Thơ cho biết.

Mặt khác, các rào cản về ngân sách đầu tư cho chuyển đổi số, khó tiếp cận các giải pháp tài chính số,… cũng khiến tiểu thương “chùn chân” trong làn sóng số hóa này.

Tại sao năm 2022 là “thời cơ” chuyển đổi số?

Sự tiện lợi của các hình thức thanh toán không tiền mặt như quét mã QR, chuyển khoản, thanh toán thẻ đã khiến người dân dần “từ bỏ” thói quen dùng tiền mặt. "Tôi ăn sáng và ăn trưa ở công ty, tối về đi siêu thị, đi cafe với bạn bè đều có thể quét QR thanh toán, trừ trực tiếp vào ví điện tử. Giờ tôi thậm chí ra ngoài không mang theo tiền." - Chị Vân, nhân viên văn phòng tại Hà Nội cho hay.

Khách hàng ngày càng ưa chuộng thanh toán không tiền mặt
Khách hàng ngày càng ưa chuộng thanh toán không tiền mặt

Bên cạnh đó, Việt Nam nằm trong top 10 thế giới về số lượng người dùng smartphone. Uớc tính tỷ lệ người trưởng thành sử dụng smartphone tại Việt Nam đạt khoảng 73,5%, đến cuối năm 2022, con số này có thể đạt đến 85%.

Từ đó có thể thấy năm 2022 là “thời cơ” để các doanh nghiệp chuyển đổi số khi vừa có sự ủng hộ của chính phủ, vừa có sự hưởng ứng của cộng đồng, đa số khách hàng của họ đều đã quen với việc ứng dụng công nghệ trong sinh hoạt thường ngày.

Bộ giải pháp toàn diện của SmartPay dành cho tiểu thương

Với sứ mệnh nâng tầm cuộc sống tiểu thương Việt, SmartPay đã cho ra đời hàng loạt giải pháp thiết thực giúp tiểu thường dần thoát khỏi cách thức kinh doanh truyền thống:

· Các giải pháp thanh toán: giúp tiểu thương chấp nhận mọi hình thức thanh toán như ví điện tử, thanh toán chạm, thanh toán nhận diện khuôn mặt, thẻ ngân hàng, chuyển khoản và quét mã QR bằng gần 40 ứng dụng ngân hàng trên thị trường. Đặc biệt, tháng 9 vừa qua, SmartPay ra mắt thiết bị thanh toán đa chức năng SmartPOS với khả năng chấp nhận mọi hình thức thanh toán.

Khách hàng có thể thanh toán quét mã QR của SmartPay bằng mọi ứng dụng ngân hàng, không cần tải thêm ứng dụng nào.
Khách hàng có thể thanh toán quét mã QR của SmartPay bằng mọi ứng dụng ngân hàng, không cần tải thêm ứng dụng nào.

Các giải pháp tăng thu nhập: Mua trước trả sau, Trả góp 0% lãi suất, các dịch vụ tiện ích (tích hợp sẵn trong thiết bị SmartPOS): thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại, bảo hiểm xe máy và thanh toán khoản vay. Theo tính toán của SmartPay, nhà bán hàng cung cấp dịch vụ Mua trước khả năng có thể tăng doanh thu từ 25 – 30%.

Ngày 14/10/2022 vừa qua, ông Huỳnh Nguyễn Hạ Duy – Giám đốc khối Kỹ thuật SmartPay đã được vinh danh tại Giải thưởng Lãnh đạo Chuyển đổi số tiêu biểu 2022, đánh dấu sự ghi nhận cho những cố gắng của đội ngũ SmartPay trong công cuộc chuyển đổi số.