|
S-500, siêu tên lửa phòng không - phòng thủ vũ trụ |
Hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không S-500 "Prometheus" , 55R6M "Triumphant-M" hiện đại của Nga, được thiết kế và phát triển bởi Tập đoàn cổ phần Vũ khí phòng không PVO" Almaz-Antei ".
S-500 được hy vọng như một hệ thống tên lửa phòng không thế hệ mới, sử dụng nguyên tắc giải quyết riêng biệt nhóm nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu tên lửa đạn đạo và các phương tiện bay các loại.
Nhiệm vụ chính của hệ thống tên lửa là tiêu diệt các đầu đạn tên lửa đạn đạo tầm trung: tự động đánh chặn các tên lửa đạn đạo IRBM với tầm bắn đến 3500 km với tốc độ bay lên đến 5km/s, trong trường hợp cần thiết tiêu diệt các đầu đạn tên lửa đạn đạo ở giai đoạn cuối của quỹ đạo đường đạn hoặc trong một giới hạn nhất định, ở giai đoạn giữa.
Những hệ thống vũ khí này có thể bảo vệ các các khu vực dân cư, các thành phố lớn, công trình công nghiệp và các mục tiêu chiến lược đặc biệt quan trọng. Ngoài ra S-500 cũng có nhiệm vụ tiêu diệt tên lửa hành trình siêu thanh, chiến đấu cơ và UAV trên độ cao thông thường, tên lửa siêu thanh có tốc độ 5M trở lên (Waverider); tiêu diệt các vệ tinh quỹ đạo thấp và các phương tiện bay mang vũ khí trên vũ trụ được phóng từ máy bay siêu thanh, các máy bay không người lái siêu âm và các hệ thống phóng vũ khí trên vũ trụ.
|
Xe phóng đạn tên lửa S-500 đánh chặn các mục tiêu tầm xa như tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình siêu thanh. |
Tính năng kỹ chiến thuật hệ thống tên lửa:
- Tầm xa phát hiện các mục tiêu bằng các đài radar theo biên chế - 600-750 km
- Tiêu diệt mục tiêu tầm xa đến 600 km
- Tầm cao tiêu diệt mục tiêu bằng các tên lửa đặc biệt phòng thủ vũ trụ 100 km
- Tầm cao tiêu diệt mục tiêu thông thường - 40-50 km
S-500 bao gồm các phương tiện điều hành tác chiến: Xe chỉ huy 85ZH6-1 kiểm soát điều hành tác chiến, đài radar cảnh báo sớm 60K6.
Bộ phận phòng không tiêu diệt máy bay chiến đấu – xe chỉ huy 55K6MA, đài radar 91N6AM, đài điểu khiển tên lửa 51P6M, tên lửa 40N6M;
Bộ phận chống tên lửa – Xe chỉ huy điều hành tác chiến 85ZH6-2, đài radar 76T6 và 77T6 trang bị radar mảng pha chủ động tầm xa, xe điều khiển tên lửa 77P6, tên lửa đánh chặn 77N6-H và 77N6-H1 (được phát triển bởi văn phòng thiết kế "Fakel").
|
Xe chỉ huy điều hành tác chiến S-500 |
Hệ thống tên lửa S-500 được đồng bộ hóa với hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại ở Moscow và ngoại vi thủ đô Moscow A-135 "Amur", nhằm đạt khả năng đánh chặn tên lửa đối phương với tốc độ 7 km/s.
Được trang bị các tên lửa đánh chặn tầm xa đến 600 km, hệ thống S-500 có khả năng phát hiện và tấn công cùng lúc 10 mục tiêu tên lửa đạn đạo siêu thanh bay với tốc độ 7 km/s, đồng thời có khả năng tiêu diệt cả các các đầu đạn tên lửa hành trình siêu thanh.
Như vậy, S-500 không phải là một tổ hợp tên lửa phòng không hay phòng thủ tên lửa thông thường, mà là Hệ thống phòng không – phòng thủ tên lửa cơ động, được tích hợp vào hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia cũng như tích hợp, chia sẻ thông tin với các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa và tầm trung, cung cấp thông tin, truyền dữ liệu mục tiêu với các tổ hợp tên lửa tầm gần.
Theo kế hoạch, quá trình phát triển hệ thống S-500 hoàn tất trong năm 2015 , năm 2017 hệ thống sẽ được tiến hành thử nghiệm cấp quốc gia. Đến đầu năm 2018, các hệ thống S-500 có thể từng bước được biên chế vào các đơn vị Phòng không và Phòng thủ vũ trụ.
|
Phóng thử nghiệm tên lửa thế hệ mới |
Từ những tính năng kỹ chiến thuật đã được công bố, S -500 vượt trội hơn hẳn so với hệ thống S - 400 "Triumph" và hệ thống phòng không chiến trường - THAAD của Mỹ. Tầm xa phát hiện mục tiêu S - 500 là 800 km hơn hẳn S - 400 là 200 km. Tổng tư lệnh lực lượng Không quân Nga, ông ViktorBondarev cho rằng, S – 500 có khả năng tiêu diệt dầu hết các tên lửa cấp chiến thuật – chiến dịch, tên lửa đạn đạo tầm trung, tầm gần và mục tiêu trên thượng tầng khí quyển. Cho đến lúc này, các chuyên gia phòng không nước ngoài vẫn thảo luận về những tính năng kỹ chiến thuật còn được bảo mật của hệ thống vũ khí siêu phòng không và hoàn toàn bí ẩn này.
Tất cả các chuyên gia, căn cứ vào những tính năng kỹ chiến thuật của S- 300PMU và S- 400 đều có chung một kết luận, S- 500 sẽ tăng cường đáng kể sức mạnh phòng không – phòng thủ vũ trụ của Nga.
Đây là tổ hợp tên lửa phòng không hai trong một: “Hệ thống cho phép tiêu diệt tên lửa đạn đạo tầm trung, các đầu đạn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ở giai đoạn cuối với hiệu quả rất cao. Các hệ thống sẽ được đưa vào biên chế trong lực lượng phòng không và phòng thủ vũ trụ của Nga vào năm 2017. Trên cơ sở của S- 500, các chuyên gia có thể phát triển các loại đầu đạn đánh chặn có tốc độ siêu thanh và tiêu diệt mục tiêu bằng động năng va chạm”.Tổng biên tập tạp chí "Phòng không – phòng thủ vũ trụ" Michael Khodarenok phát biểu.
|
Hai hệ thống phóng đạn phòng thủ tên lửa và phòng không của S-500 |
Câu hỏi đặt ra là: Hiện nay, trong khuôn khổ chương trình “đòn tấn công thần tốc” Mỹ đang đẩy mạnh phát triển các tên lửa hành trình có tốc độ siêu thanh, Trung Quốc cũng có những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực này. Các tên lửa siêu thanh với tốc độ hơn 5M có khả năng chọc thủng bất cứ lá chắn tên lửa nào. Vấn đề là liệu S- 500 có khả năng đánh chặn hay không? Ông Michael Khodarenok tự tin khẳng định: “S - 500 có thể đánh chặn hiệu quả các loại vũ khí này, S – 500 Triumfator-M có thể tiêu diệt các tên lửa hành trình có tốc độ bay từ 5500 km/h hoặc lớn hơn.
Bài toán này trước đây không được đặt ra với các hệ thống phòng thủ tên lửa trên toàn thế giới, nhưng được đưa vào tính năng kỹ chiến thuật của S – 500. Để giải quyết yêu cầu nhiệm vụ, S – 500 được trang bị radar phát hiện mục tiêu và dẫn đạn công suất lớn, điều khiển bởi một hệ thống siêu máy tính và tự động hóa cao độ. Do nhiệm vụ rất phức tạp, tốc độ xử lý thông tin cao, các nhà phát triển hệ thống tên lửa đã giảm thiểu tối đa sự tham gia của các trắc thủ trên tất cả các giai đoạn hoạt động, từ khi phát hiện mục tiêu, chuẩn bị phóng đạn, tiến trình phóng và dẫn đạn đến mục tiêu đều nằm trong quá trình điều khiển tự động của máy tính điện tử. Đây chính là cấp độ tự động hóa và trí tuệ hóa hệ thống của tổ hợp tên lửa S – 500.
Pháo thảo một số phương tiện chuyên chở thuộc Hệ thống tên lửa S-500
|
Bản phác thảo một số phương tiện tác chiến của hệ thống S-500 – từ trên xuống dưới: Xe phóng đạn 77P6, đài radar 96L6-1, đài radar 77T6, đài radar 76T6, xe chỉ huy và kiểm soát, điều hành tác chiến 55K6MA hoặc 85ZH6-2. |
|
Cột tháp anten 40V6MT , đài radar 91N6A (M) của hệ thống tên lửa phòng không S-500 |
|
Xe phóng đạn tên lửa 77P6 |
Hiện nay trong biên chế của lực lượng Phòng không chiến trường và bảo vệ mục tiêu là các tổ hợp tên lửa S- 300 PM, các tổ hợp tên lửa hiện đại S- 400 "Triumph", các tổ hợp tên lửa và pháo phòng không tầm gần "Pantsir - S". Hệ thống tên lửa S- 500 sẽ là hệ thống tên lửa phòng không – phòng thủ vũ trụ thế hệ thứ 5, có thể thay đổi hoàn toàn cán cân lực lượng phòng thủ vũ trụ trên thế giới và ngăn chặn hiệu quả các đòn tấn công từ trên không, trên vũ trụ của đối phương.
Hơn thế nữa, S – 500 sẽ vô hiệu hóa nguy cơ các mục tiêu chiến lược bị tấn công bởi tên lửa hành trình có tốc độ siêu thanh, các tên lửa đạn đạo tầm trung và đầu đạn xuyên lục địa. Như vậy, nếu S - 500 xuất hiện trên thị trường vũ khí thì những dự án nhiều tỷ đô la phát triển vũ khí siêu thanh của Mỹ sẽ chỉ là nghiên cứu ném tiền qua cửa sổ.
Lực lượng Phòng không – Phòng thủ vũ trụ Nga đặt nhiều hy vọng vào siêu vũ khí phòng không này. Những quan tâm đặc biệt của các nhà quân sự Trung Quốc với hệ thống cũng thể hiện vị thế quan trọng đặc biệt của nó. Cho đến hiện nay, HQ – 9 và các tổ hợp tên lửa S – 300 PMU mà Trung Quốc sở hữu hoàn toàn không có khả năng đánh chặn “đòn tấn công thần tốc” của Mỹ và các mục tiêu chiến lược của Trung Quốc đang bị đe dọa bởi loại vũ khí hiện đại này.
Trịnh Thái Bằng theo InfoNet