Khắc phục sai phạm đất đai ở Đà Nẵng: “Không thể đẩy thiệt về phía người dân!“

VietTimes -- Đó là ý kiến của hầu hết của tri kiến nghi đến đoàn đại biểu Quốc hội liên quan đến việc UBND TP Đà Nẵng khắc phục thiệt hại sai phạm đất đai theo kết luận của Thanh tra Chính phủ.
Sáng 19/12, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề, theo nhóm đối tượng liên quan đến việc UBND TP Đà Nẵng thực hiện thay đổi thời hạn chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp đối với đất cơ sở sản xuất, kinh doanh ghi sai thời
Sáng 19/12, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề, theo nhóm đối tượng liên quan đến việc UBND TP Đà Nẵng thực hiện thay đổi thời hạn chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp đối với đất cơ sở sản xuất, kinh doanh ghi sai thời
"Không thể quýt làm, cam chịu!”
Sáng 19/12, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề, theo nhóm đối tượng liên quan đến việc UBND TP Đà Nẵng thực hiện thay đổi thời hạn chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp đối với đất cơ sở sản xuất, kinh doanh ghi sai thời hạn sử dụng đất cho người dân, tổ chức.
Buổi tiếp xúc có sự tham dự của các đại biểu Quốc hội đơn vị TP Đà Nẵng, đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQVN TP, UBND TP, Ban Pháp chế, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP, Văn phòng UBND TP, các Sở Tư pháp, TN-MT, Tài chính, Cục Thuế, Văn phòng Đăng ký đất đai, Chi cục Quản lý đất đai TP, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng các tổ chức, cá nhân có liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp đối với đất cơ sở sản xuất, kinh doanh ghi sai thời hạn sử dụng đất.
Cử tri Đinh Hữu KhanhCử tri Đinh Hữu Khanh cho rằng cần dung hòa lợi ích của TP và của người dân, không chỉ được phần nhà nước và đẩy thiệt hại cho người dân 
Trong thời gian qua, việc chính quyền Đà Nẵng thực hiện các biện pháp khắc phục sai phạm liên quan đến kết luận thanh tra số 2852 của Thanh tra Chính phủ về sai phạm đất đai của TP Đà Nẵng bằng việc thay đổi thời hạn sử dụng đất cho người dân tổ chức đã gây ra nhiều ý kiến, phản ứng của cử tri và cộng đồng doanh nghiệp. 
Tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri đã đề đạt ý kiến liên quan đến việc thay đổi thời hạn sử dụng đất từ lâu dài sang có thời hạn 50 năm gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp, vướng vào các vấn đề thủ tục pháp lý. Thậm chí kiện tụng ra tòa do các biện pháp ngăn chặn giao dịch mua bán, cấp phép xây dựng liên quan đến đất, ngăn chặn cấp chứng nhận quyền sử dụng đất. Đã có 45 ý kiến liên quan đến vấn đề này và kiến nghị đoàn đại biểu Quốc hội đề đạt ý kiến lên cấp trên.
Cử tri Trần Thanh Quang ý kiến: “Doanh nghiệp tôi có mua lại lô đất của một doanh nghiệp nước ngoài có đầy đủ sổ đỏ, được chính quyền công nhận và căn cứ đó, chúng tôi làm các thủ tục đầu tư suốt thời gian qua. Theo tiến độ thì cuối năm nay ra sổ cho dân, tuy nhiên văn phòng chứng nhận quyền sử dụng đất yêu cầu chúng tôi nộp 330 tỷ mới cho thực hiện các giao dịch tiếp theo mà không hề có bất cứ văn bản nào gây ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của công ty và quyền lợi của khách hàng. Đề nghị đoàn đại biểu Quốc hội có ý kiến, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp”.
Còn cử tri Huỳnh Thị Thanh, Giám đốc Công ty TNHH Hải Thanh cho biết, năm 2000 TP Đà Nẵng  có chủ trương phát triển KCN Thọ Quang, doanh nghiệp có đăng ký thuê, nhưng TP không cho thuê mà bắt mua. Để tồn tại, doanh nghiệp của bà đã phải vay mượn để mua, và dùng chính sổ đỏ này thế chấp ngân hàng để mua đất và hoạt động kinh doanh.  “Từ năm 2002 đến nay, tài sản này được thế chấp ở ngân hàng, tuy nhiên, việc UBND TP Đà Nẵng yêu cầu chuyển đổi không còn lâu dài mà chuyển sang 50 năm khiến doanh nghiệp đứng trước nguy cơ đóng cửa do ngân hàng không cho vay vì thay đổi thời gian sử dụng đất”, bà Huỳnh Thị Thanh nói.
Ông Nguyễn Bá Sơn phát biểu tiếp thu ý kiến của cử triÔng Nguyễn Bá Sơn phát biểu tiếp thu ý kiến của cử tri

Liên quan đến trách nhiệm cơ quan chức năng và thiệt hại của người dân, cử tri Trần Hữu Long (trú 162 Thăng Long, quận Hải Châu, Đà Nẵng) ý kiến: “Cần có kết luận sớm nhất, đảm bảo quyền lợi của người dân chứ không thể kiểu “quýt làm, cam chịu”!. Trường hợp của tôi cũng như nhiều trường hợp, khi làm thủ tục xây dựng, đầu tư, liên quan đến đất thì bị chặn lại, yêu câu thay đổi từ lâu dài sang 50 năm khiến người dân bức xúc”.

Đừng để dân mất lòng tin
Cũng tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri ý kiến về việc UBND TP thực hiện các biện pháp ngăn chặn, yêu cầu người dân, doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, liên quan đến sai phạm trong việc cấp thời hạn sử dụng đất theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gây thiệt hại nặng nề đến hoạt động của doanh nghiệp. Trong khi đó, các cá nhân tổ chức này không làm sai.
Cử tri Đinh Hữu Khanh (trú số 8 Lê Thánh Tông, Đà Nẵng) ý kiến: “Tôi có mua 2 lô đất tại Lê Đức Thọ, được chuyển quyền đất sản xuất kinh doanh, đóng tiền lâu dài như đất ở. Nhưng khi giao dịch thì phòng đăng ký quyền sử dụng đất yêu cầu thay đổi thời hạn sử dụng đất khiến tôi mất tiền cọc và phải đền cho khách hàng”.
“Chưa hết, đến tháng 3/2017, lại có văn bản đề nghị thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và yêu cầu cấp đổi một lần nữa gây khó khăn cho chúng tôi. Trước sự việc, chúng tôi có văn bản gửi UBND TP Đà Nẵng thì Chủ tịch UBND TP có gửi văn phản phản hồi không chấp thuận. Chúng ta cần phải được phía Nhà nước và được cho dân, chứ không chỉ được phần nhà nước và đẩy thiệt hại cho dân như vậy”, ông Khanh chia sẻ.
Cũng tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri cho rằng, UBND TP Đà Nẵng cần có biện pháp tháo gỡ chứ không nên đẩy thiệt hại cho doanh nghiệp, không nên đẩy doanh nghiệp vào ngõ cụt. Vì cộng đồng doanh nghiệp, người dân tin tưởng, an tâm về chính quyền TP Đà Nẵng mới mạnh dạn đầu tư. Nên nếu Đà Nẵng hành xử đẩy thiệt hại cho người dân sẽ gây mất niềm tin đối với chính quyền vì người dân không sai, thậm chí ảnh hưởng lớn đến chủ trương thu hút đầu tư.
Bà Nguyễn Thị Mỹ, một chủ doanh nghiệp kinh doanh BĐS có địa chỉ tại Hải Phòng ý kiến: “Chúng tôi và bạn bè và nhà đầu tư đến Đà Nẵng để đầu tư vì rất yên tâm về chính quyền. Tuy nhiên, vừa rồi, khi chúng tôi thực hiện giao dịch BĐS thì phòng công chứng thì công chứng vẫn thực hiện thủ tục, đến khi ra phòng đăng ký quyền sử dụng đất thì không chấp nhận. Việc này gây thiệt hại đến chúng tôi, chúng tôi cũng đã đi gõ cửa khắp nơi để hỏi. Bây giờ từ đất lâu dài, chuyển sang 50 năm khiến chúng tôi mất niềm tin, ai làm sai, người đấy chịu chứ không thể bắt chúng tôi chịu thiệt hại.
Bà Nguyễn Thị Mỹ, một chủ doanh nghiệp kinh doanh BĐS có địa chỉ tại Hải PhòngBà Nguyễn Thị Mỹ, một chủ doanh nghiệp kinh doanh BĐS có địa chỉ tại Hải Phòng cho rằng việc Đà Nẵng làm liên quan đến thay đổi thời hạn sử dụng đất gây mất niềm tin của doanh nghiệp và ai làm sai, người đấy chịu chứ không thể bắt người dân, doanh nghiệp chịu thiệt hại.

Cũng như bà Mỹ, ông Lâm Đình Sính (trú Hà Nội) phát biểu: “Khi hay tin Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức tiếp xúc cử tri liên quan đến vấn đề này, chúng tôi đã mua vé máy bay bay vào Đà Nẵng để tham dự và có ý kiến. Chúng tôi đã thực hiện và tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ tài chính, tuân thủ luật pháp, nhưng vừa rồi chúng tôi nhận được văn bản yêu cầu chuyển đổi quyền sử dụng đất từ lâu dài sang 50 năm gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đầu tư, uy tín. Nên Đà Nẵng phải làm thế nào để đảm bảo lợi ích cho chúng tôi”.

Còn ông Trương Phước Ánh (cử tri Đà Nẵng) cho rằng: “Liên quan đến văn bản của Sở Tư pháp về việc hoạt động của phòng công chứng, văn bản hướng dẫn về chuyển quyền sử dụng đất, nếu các phòng công chứng là hành vi gây khó, trái pháp luật thì công dân quyền khởi kiện các phòng công chứng đó vì hành vi trái pháp luật”.
Phát biểu ghi nhận ý kiến của cử tri, ông Nguyễn Bá Sơn, đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội tại buổi tiếp xúc chia sẻ, để giải quyết thấu đáo vấn đề này, hôm nay, Đoàn đại biểu Quốc hội ở đây để lắng nghe, ghi nhận các ý kiến của cử tri, trên cơ sở đó sẽ thẩm tra và đề xuất lên các cơ quan cấp trên để có cách xử lý phù hợp, đảm bảo lợi ích của người dân.