Hong Kong: Thiếu nhân lực CNTT, 40% ứng dụng mobile phải thuê gia công

VietTimes -- Theo kết quả điều tra do Hiệp hội công nghiệp không dây Hong Kong (WTIA) công bố mới đây, một phần ba trong số 124 các nhà phát triển ứng dụng mobile được hỏi cho biết họ đang thiếu trầm trọng nhân lực trong lĩnh vực công nghệ.
Hồng Kong phải đối mặt với nhu cầu nuôi dưỡng các thế hệ tài năng công nghệ để chuyển đổi thành nền kinh tế số.
Hồng Kong phải đối mặt với nhu cầu nuôi dưỡng các thế hệ tài năng công nghệ để chuyển đổi thành nền kinh tế số.

Trên thị trường có rất nhiều cơ hội cho những người có trình độ, bởi sự thiếu hụt xảy ra không chỉ đối với các ngành công nghệ mà ngay cả lĩnh vực bán hàng cũng rất thiếu - Wendy Yung, giám đốc điều hành Hiệp hội nghề nghiệp - cho biết.

Kết quả điều tra còn cho thấy Hong Kong chưa đánh giá đầy đủ những thách thức trong kế hoạch chuyển đổi nền kinh tế theo kịp kỷ nguyên internet, cũng như nuôi dưỡng các thế hệ những con người sáng tạo và những nhà quản lý để có thể trở thành những Tencent hoặc Baidu sau này.

Không chỉ là một thành phố đắt đỏ nhất thế giới để có thể sống và làm việc, Hồng Kong còn rất khan hiếm các lập trình viên, những chuyên gia công nghệ IT khác.

Bản điều tra cũng cho thấy các nhà phát triển ứng dụng mobile tại Hong Kong cũng dần trưởng thành hơn, với các nhà sáng lập tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn và doanh thu ở nước ngoài cũng tăng dần theo từng năm.

Năm qua, có tới 3 /4 số công ty đạt doanh thu trên 1 triệu đô la Hong Kong (1 HKD tương đương 2.913 VNĐ), trong khi năm trước chỉ có một nửa số công ty đạt con số đó.

42% sáng lập viên các công ty sản xuất ứng dụng mobile có độ tuổi từ 30 đến 40, tăng 10% so với năm trước. 60% sáng lập viên có ít nhất 5 năm kinh nghiệm, trong khi kết quả điều tra năm 2016 cho thấy chỉ có 37%.

Bà Wendy Yung nói: “ Chúng ta đang chứng kiến các sáng lập viên (công ty cung cấp ứng dụng di động) ngày càng có kinh nghiệm hơn, các doanh nghiệp khởi nghiệp trưởng thành hơn”.

Bà cũng cảnh báo các sinh viên mới tốt nghiệp nóng vội tự đứng ra khởi nghiệp riêng vì tỷ lệ thành công của các startup kiểu này thường thấp do họ không có đủ kinh nghiệm để tổ chức kinh doanh.

Tiếp theo sự quan tâm ngày càng tăng trong công nghệ tài chính, trả tiền qua mobile và trò chơi phổ biến trong năm ngoái là Pokemon Go, bản điều tra năm nay cho thấy các công nghệ phổ biến nhất được chấp nhận trên các ứng dụng mobile là Giao thức kết nối Cận Trường (NFC) và thực tế ảo tăng cường.

Bà Yung nói, có tới 22% các ứng dụng được tạo ra liên quan tới công nghệ NFC, được sử dụng thường xuyên nhất trong lĩnh vực thanh toán di động.

Công nghệ thực tế ảo cũng là lĩnh vực nổi lên với một phần năm các ứng dụng mobile được tạo ra tại Hong Kong với sự bùng nổ của game thực tế ảo Pokemon Go làm cho công nghệ này trở thành phổ biến.

“Công nghệ thực tế ảo sẽ có vai trò quan trọng trong số các ứng dụng mobile vì chúng tôi đang chứng kiến các cửa hàng cho thuê bắt đầu sử dụng công nghệ thực tế ảo để quét sản phẩm và tạo thuận lợi cho việc mua bán" - bà Yung nói.