Hơn 52 triệu người theo dõi: Quyền lực Donald Trump qua mạng xã hội

VietTimes -- Đại úy thủy quân lục chiến của Mỹ Chris Davis đã có bình luận về những dòng tweet mà Tổng thống Mỹ đăng trên mạng xã hội. Ông coi đây là một công cụ thông tin mạnh mẽ chưa từng có mà cơ quan hành pháp Mỹ từng sở hữu và những dòng tweet của ông Trump sẽ đi vào lịch sử, theo National Interests.

Sự thành thạo về truyền thông đại chúng của Tổng thống Donald Trump là chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ. Chỉ trong một giờ sau khi tổng thống Trump tuyên thệ nhậm chức, ông đã đưa dòng tweet đầu tiên sau lễ nhậm chức của mình tới hàng triệu người theo dõi qua tài khoản cá nhân trên mạng xã hội Twitter.

Trong những tuần sau đó, Twitter trở thành một công cụ trung gian được ông chọn để truyền tải chính sách, thông báo về các chức vụ, trừng phạt các quan chức trong cả nội địa lẫn nước ngoài.

Xác định rõ tính hợp pháp của những dòng tweet, các nhân viên Nhà Trắng nhanh chóng tuyên bố những dòng tweet được sử dụng như là những tuyên bố chính thức của Tổng thống. Với uy tín của văn phòng tổng thống và sức nặng của những thông tin chính thức, cần đặt ra câu hỏi liệu những dòng tweet của tổng thống Mỹ có mang đủ thẩm quyền và tính hợp pháp của văn phòng tổng thống?

Một giờ sau khi tổng thống Trump tuyên thệ nhậm chức, ông đã đưa dòng tweet đầu tiên sau lễ nhậm chức của mình tới hàng triệu người theo dõi qua tài khoản cá nhân trên mạng xã hội Twitter
 Một giờ sau khi tổng thống Trump tuyên thệ nhậm chức, ông đã đưa dòng tweet đầu tiên sau lễ nhậm chức của mình tới hàng triệu người theo dõi qua tài khoản cá nhân trên mạng xã hội Twitter

Kênh liên lạc của tổng thống

Phong cách giao tiếp và phương tiện truyền thông trung gian đã thay đổi, được áp dụng nhiều lần khác nhau. Trong thời kỳ Đại suy thoái, người Mỹ đã được khích lệ khi tổng thống Franklin D. Roosevelt có bài phát thanh buổi nói chuyện với nhân dân. Những bài phát biểu như vậy ngày càng lan rộng khi tổng thống John F. Kennedy sử dụng truyền hình để phát biểu trước quốc gia trong thời gian khủng hoảng.

Cách cả hai người sử dụng đều hạn chế số lượng khán thính giả và hiếm khi lan truyền rộng (phần lớn do hạn chế về mặt kỹ thuật tại thời điểm đó). Những tuyên bố của họ chỉ tác động tới những cá nhân riêng lẻ trực tiếp theo dõi hay nghe tin tức.

Tổng thống John F. Kennedy sử dụng truyền hình để phát biểu trước quốc gia
 Tổng thống John F. Kennedy sử dụng truyền hình để phát biểu trước quốc gia

Ngay cả khi vòng quay tin tức và sự tiếp cận với thông điệp của tổng thống được tăng lên, những tuyên bố chính thức được hiệu đính kỹ càng bởi một bộ phận lớn các nhân viên cách ly Nhà Trắng. Internet đã loại bỏ bức màn của những kênh truyền thông chủ đạo và cho phép mọi công dân đọc, xem và phản ứng trực tiếp với những tuyên bố thường được "đánh bóng" của những chính trị gia. Truyền thông xã hội cho phép mọi người truyền đi tin tức, những con mắt phân tích và thông điệp không bị ngăn chặn tới lãnh đạo của một thế giới tự do.

Tổng thống Barack Obama là bậc thầy trong việc nắm bắt xu thế phát triển của người dùng truyền thông xã hội để củng cố những thắng lợi trong bầu cử của ông cả trong năm 2008 và 2012. Có thể tin rằng, sự tin tưởng của ông Trump với Tweet để truyền bá đi thông điệp của mình được thực hiện với ý định vượt qua bức màn của truyền thông và chuyển đi những thông điệp không bị kiểm duyệt. Đây là một thay đổi rõ rệt so với những người tiền nhiệm của ông - những người phần lớn phải dựa vào những kênh truyền thông tin tức để chuyển tải thông điệp của họ tới thế giới.

Tổng thống Barack Obama là bậc thầy trong việc nắm bắt xu thế phát triển của người dùng truyền thông xã hội.
 Tổng thống Barack Obama là bậc thầy trong việc nắm bắt xu thế phát triển của người dùng truyền thông xã hội.

Vậy tính chính thống trong những dòng tweet của tổng thống ra sao? Những tuyên bố chính thức có độ dài 140 ký tự mang tính ràng buộc thế nào? Câu trả lời nằm trong một trường hợp lịch sử quốc tế vào đầu thế kỷ 20 giữa hai nước Đan Mạch và Na Uy. Năm 1919, Bộ trưởng Ngoại giao Na Uy Nils Claus Ihlen đã đưa ra một tuyên bố thuần túy với những lãnh đạo tại Đan Mạch - nhưng không chủ tâm từ bỏ việc tuyên bố chủ quyền với vùng Đông Greenland với Đan Mạch.

Trong gần 100 năm sau, kết quả của tuyên bố này đã trực tiếp phân nhánh cách chúng ta xem xét tính xác thực, hợp pháp và chính thống của những tuyên bố chính thức được đưa ra bởi các đảng phái chính thức. Hay trong trường hợp của ông Trump là tính chính thống trong những dòng tweet của ông.

Trường hợp đông Greenland

Greenland là một vùng lãnh thổ có chủ quyền được phát hiện và thuộc địa hóa bởi Na Uy vào những năm 900. Trong vài trăm năm, Na Uy và Đan Mạch đều tuyên bố chủ quyền với lãnh thổ này vì hai nước nằm trong một liên minh thống nhất cho tới năm 1814. Nhưng vì chung một liên minh, Đan Mạch được giữ thế độc quyền trong những hoạt động thương mại tại Greenland thông qua tuyên bố của nhà vua vào năm 1774. Kết quả là Đan Mạch thiết lập thuộc địa nhà máy và các trạm xe dọc bờ tây của Greenland. Những nỗ lực của Đan Mạch để vươn tới vùng bờ đông của Greenland không thành công.

Tới 1905, các trạm giao thương thường trực được thiết lập và Bộ trưởng Ngoại giao Đan Mạch đã đưa ra những sắc lệnh hợp pháp chỉ ra những giới hạn về lãnh hải xung quanh Greenland. Na Uy khi đó đã có nhiều cuộc thám hiểm tới cùng bờ đông của Greenland khởi đầu từ năm 1889 và bắt đầu xây dựng những cơ sở hạ tầng tạm thời ở Mygg-Bukta. Đan Mạch đã kiện chính phủ hoàng gia Na Uy lên Tòa công lý Quốc tế PCIJ về hiện trạng hợp pháp của đông Greenland vào năm 1931.

Tuyên bố Ihlen đã khiến Đan Mạch nắm trọn Greenland.
 Tuyên bố Ihlen đã khiến Đan Mạch nắm trọn Greenland.

Na Uy đấu tranh rằng Greenland về đại thể là khu vực bị chiếm làm thuộc địa ở phía bờ tây trong khi Đan Mạch coi Greenland bao gồm toàn bộ đảo Greenland. Nhưng điều thuyết phục tòa án nhất là khi Đan Mạch dẫn ra những trao đổi cá nhân giữa hai vị bộ trưởng của Na Uy và Đan Mạch trước đó 10 năm, nhờ đó đã xử lý được sự việc gắn với luật quốc tế.

Tòa đã xác định một cách thận trọng những chức năng của chính quyền cũng như hoạt động giữa những năm 1021 và 1031, chứng minh rõ ràng quyền lợi của Đan Mạch với Greenland. Tòa chủ yếu dựa vào tuyên bố của ông Ihlen khi ở cương vị chính thức là Bộ trưởng Ngoại giao. Đặc biệt vào tháng 7.1919 khi Bộ trưởng Ngoại giao Đan Mạch bày tỏ quan ngại về việc Na Uy xâm phạm vùng lãnh thổ mà Đan Mạch tuyên bố chủ quyền tại Greenland. Để đáp lại những quan ngại đó, Bộ trưởng Ngoại giao Na Uy Ihlen đã giải thích: "Những kế hoạch của chính phủ hoàng gia [Đan Mạch] có liên quan tới chủ quyền của Đan Mạch với toàn bộ Greenland... sẽ không gặp cản trở ở bên phía Na Uy".

Khi Na Uy thuyết phục rằng Ihlen đã sai lầm về hiệu quả trong tuyên bố của ông, tòa đã không chấp nhận lý lẽ này. Tòa coi việc Ihlen không có khả năng thấy trước hậu quả những hành động của ông không phải là một sự biện hộ hợp lý. Một nước phải nhận được câu trả lời của nước kia thông qua vị Bộ trưởng Ngoại giao. Vì thế, trong trường hợp này, câu trả lời bởi đại diện ngoại giao của một quyền lực nước ngoài gắn với đất nước mà bộ trưởng ngoại giao đại diện.

Vùng Greenland và đất nước Đan Mạch.
 Vùng Greenland và đất nước Đan Mạch.

Na Uy tiếp tục giải thích rằng tuyên bố sai lầm của một vị bộ trưởng không gắn với quốc tế, đặc biệt khi nó liên quan tới việc từ bỏ lợi ích quan trọng của quốc gia. Hơn nữa, tuyên bố của Ihlen không liên quan tới Na Uy, vì luật quốc tế chỉ gắn với tính hợp pháp trong những hành động của một vị bộ trưởng ngoại giao trong phạm vi hiến pháp quy định cho ông ta và không áp dụng với các tuyên bố.

Tòa Công lý Quốc tế bác bỏ lý lẽ này, nhấn mạnh câu trả lời khẳng định của Bộ trưởng Na Uy có khả năng tạo ra một cam kết song phương. Đặc biệt, tòa cho rằng câu trả lời của Ihlen gắn liền với chính phủ Na Uy thông qua tuyên bố: "Tòa cân nhắc với tất cả các bên liên quan rằng câu trả lời tự nhiên được đưa ra bởi Bộ trưởng Ngoại giao đại diện cho chính phủ của ông ta để đáp lại một yêu cầu của một đại diện ngoại giao của một quyền lực nước ngoài, về vấn đề câu hỏi liên quan tới một tỉnh của ông ta gắn liền với đất nước mà ông ta đại diện".

Hiệu quả của một dòng Tweet

Tuyên bố của Ihlen cho thấy một quyền lực khó tin mà những tuyên bố chính thức mang trong mình khi gắn với thẩm quyền của chúng. Với học thuyết "một phát ngôn duy nhất", rõ ràng tổng thống là đại diện lớn nhất cho hiến pháp Mỹ. Những lời nói của tổng thống là đồng tiền có giá trị nhất mà Mỹ có trong danh mục của mình - Thế giới dõi theo Mỹ qua điều đó. Những gì Mỹ làm trên vũ đài quốc tế sẽ đưa ra những kết luận cho cộng đồng quốc tế. Cùng với những tuyên bố của cá nhân tổng thống Trump và uy quyền những dòng tweet sở hữu, người dân bị thuyết phục với những hiệu ứng mà những dòng tweet mang lại.

Ông Trump đưa lên dòng tweet về tin tức giả, chỉ trích các kênh New York Times, NBC News, ABC, CBS và CNN. Ông nói các kênh này không phải là kẻ thù của ông mà là kẻ thù của người dân Mỹ.
 Ông Trump đưa lên dòng tweet về tin tức giả, chỉ trích các kênh New York Times, NBC News, ABC, CBS và CNN. Ông nói các kênh này không phải là kẻ thù của ông mà là kẻ thù của người dân Mỹ.

Công dân Mỹ nhận được sự thấu hiểu vô giá về những gì có trong tâm trí của tổng thống, cũng vậy đối với các thành viên và lãnh đạo khác trên thế giới. Tổng thống Trump đã có hơn 52 triệu người theo dõi, chưa bao giờ thế giới có thể kết nối với tổng thống Mỹ theo cách như vậy. Chỉ với chuyển động của một vài ngón tay, tổng thống Trump có thể chạm tới nhiều người hơn bất cứ vị tổng thống nào trong lịch sử nước Mỹ.

Những dòng tweet của ông Trump vừa mang tính chính thống, hợp pháp và có thể thi hành. Dù sao, người dân Mỹ cũng như những người theo dõi quốc tế của tổng thống Trump cũng không nên giảm bớt sự coi trọng với những lời tuyên bố chính thức trên Twitter. Một tuyên bố của tổng thống trên Twitter hay các phương tiện khác cần phải có thẩm quyền và mang tính chính thống của Văn phòng Tổng thống.

Vài giờ sau vụ tấn công khủng khiếp vào Trung tâm Thương mại Thế giới, tổng thống George W. Bush đã nhìn vào những chiếc máy quay tại phòng Bầu Dục. Ông tuyên bố với thế giới là sức mạnh kinh hoàng của quân đội và tình báo Mỹ sẽ đủ khả năng để "tìm ra những ai có trách nhiệm và đem chúng ra công lý". Không có "sự khác biệt" giữa ai đã thực hiện những hành động đó và ai đã che giấu chúng. Tổng thống Bush đã cảnh báo với thế giới ngay khi đó. Và mọi người đều nhận ra sự phân nhánh giữa tính hợp pháp và ngoại giao trong tuyên bố của ông.

Kể từ vụ 11.9, cách thức giao tiếp của người Mỹ đã thay đổi. Tổng thống Trump đang sử dụng tài khoản Twitter của mình như một công cụ thông tin mạnh nhất mà cơ quan hành pháp Mỹ từng có. Nhưng ông và đội ngũ ngoại giao của mình cần lưu ý tới bài học lịch sử từ tuyên bố của Ihlen. Với việc tuyên bố Ihlen đã chi phối quyết định của Tòa Công lý, thì rõ ràng khi lãnh đạo ngoại giao của một đất nước nói, viết hay "gõ" hoặc Tweet, thế giới sẽ đáp lời.