Hội nghị G20 ngày đầu tiên – Ông Donald Trump phớt lờ tổng thống Putin

VietTimes -- Ngày 30.11, ngày đầu tiên của Hội nghị cấp cao G20 đã diễn ra với đủ chuyện hỉ, nộ, ái, ố… không kém phần thú vị. Trong đó, gây ngạc nhiên nhất phải là sự kiện tổng thống Mỹ Donald Trump đã "phớt lờ" tổng thống Nga Vladimir Putin.
Các nhà lãnh đạo G20 cùng các phu nhân, phu quân chụp ảnh lưu niệm.
Các nhà lãnh đạo G20 cùng các phu nhân, phu quân chụp ảnh lưu niệm.

Lãnh đạo Nga - Mỹ tảng lờ nhau

Việc ông Donald Trump đột ngột tuyên bố hủy bỏ cuộc gặp gỡ Tổng thống Vladimir Putin khiến giới truyền thông rất để ý quan sát động thái của hai người tại nghi thức chụp ảnh chung trước giờ khai mạc. Kết quả là, khi chụp ảnh, ông Trump chỉ nói chuyện với các nhà lãnh đạo các nước Canada, Nhật và Pháp. Còn khi ông đi ngang qua ngay trước mặt ông Putin thì tảng lờ như không nhìn thấy vị tổng thống Nga.

Trong phòng họp khá lộn xộn.
Trong phòng họp khá lộn xộn.

Hồi đầu tháng 11, hai ông cùng xuất hiện tại hoạt động kỉ niệm 100 năm Chiến tranh thế giới thứ Nhất tại Pháp, tuy không chính thức gặp gỡ nhưng giữa hai người có không ít cử chỉ thân thiện, ông Trump đã tươi cười bắt tay nhau lại nghi thức chụp ảnh. Sau đó tại cuộc hội đàm không chính thức, người ta còn bắt gặp ông Trump “đá lông nheo” với ông Putin đầy bí ẩn. Việc lần này ông Trump lạnh nhạt hẳn với ông Putin khiến mọi người cảm thấy bất ngờ. Còn có thêm một chi tiết nữa gây chú ý, sau khi các nhà lãnh đạo chụp ảnh chung, trong khi các nhà lãnh đạo các nước vỗ tay hoan nghênh thì ông Trump lại không vỗ tay mà lại giơ hai ngón tay cái lên theo thói quen.

Donald Trump làm như không nhìn thấy ông Vladimir Putin.
Donald Trump làm như không nhìn thấy ông Vladimir Putin.  

Sau khi chụp ảnh chung, các nhà lãnh đạo liền triển khai các hoạt động ngoại giao song phương hoặc đa phương. Ông Trump hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Argentina Mauricio Macri, khi ông này dùng tiếng Tây Ban Nha để hỏi thăm sức khỏe, ông Trump liền tháo tai nghe phiên dịch ra và nói: “Tôi cho rằng mình nghe hiểu được ông nói gì mà không cần phiên dịch” khiến mọi người ngạc nhiên.

Ông Donald Trump và cử chỉ khó hiểu trong phòng họp.
 Ông Donald Trump và cử chỉ khó hiểu trong phòng họp.

Ông Tập Cận Bình mời ông Vladimir Putin thăm Trung Quốc vào tháng 4.2019

Ông Donald Trump hủy bỏ cuộc gặp gỡ với ông Vladimir Putin nhưng cuộc gặp gỡ, hội đàm giữa ông với Tập Cận Bình thì vẫn tiến hành như dự định. Theo hãng Sputnik của Nga, ông Tập Cận Bình khi gặp gỡ ông Vladimir Putin đã mời ông Putin tới Trung Quốc tham dự Diễn đàn cấp cao “vành đai - con đường” lần thứ 2 được Trung Quốc tổ chức vào tháng 4.2019. Hồi tháng 11, tại Hội nghị cấp cao APEC, ông Tập Cận Bình đã tuyên bố thông tin Trung Quốc sẽ tổ chức Diễn đàn cấp cao “vành đai - con đường” lần thứ 2 và nói rất hoan nghênh các bạn trong giới công thương châu Á – Thái Bình Dương tích cực tham dự. Lần này, tại Hội nghị G20, ông Tập Cận Bình tiếp tục “tấn công” các nhà lãnh đạo trên thế giới.

Ông Donald Trump và Thái tử Ả rập Xê-út Mohammed bin Salman.
 Ông Donald Trump và Thái tử Ả rập Xê-út Mohammed bin Salman.

Khi ông Tập Cận Bình hội đàm với ông Vladimir Putin, cùng tham gia có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư trung ương Đinh Tiết Tường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng công tác ngoại sự trung ương Dương Khiết Trì và Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị. Còn khi ông Tập Cận Bình gặp gỡ Thủ tướng Nhật Sinzo Abe, Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi và Thái tử Ả rập Xê-út Mohammed bin Salman thì tham gia cùng 3 người trên còn có thêm Chủ nhiệm Ủy ban Phát triển và Cải cách quốc gia Hà Lập Phong. Dư luận đặt dấu hỏi về việc vì sao ông Hà Lập Phong lại vắng mặt trong cuộc gặp gỡ với ông Vladimir Putin.

Thái tử Ả rập Xê-út Mohammed bin Salman và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan.
Thái tử Ả rập Xê-út Mohammed bin Salman và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan.

Thái tử Ả rập Xê-út tươi cười và lạnh lùng

Ngoài “Mỹ - Nga đấu pháp”, Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, một vấn đề nóng nữa nổi lên tại Hội nghị cấp cao G20 là sự có mặt của Thái tử Ả rập Xê-út Mohammed bin Salman. Đây là lần đầu tiên ông này xuất hiện trở lại trước một diễn đàn quốc tế kể từ sau khi nhà báo Ả rập Xê-út Jamal Khashoggi bị sát hại một cách bí ẩn trong Lãnh sự quán nước này tại Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Mohammed bin Salman tựa hồ không bị ảnh hưởng bởi sự kiện này. Khi trò chuyện với ông Putin, ông tươi cười bắt tay, chuyện trò vui vẻ, thậm chí còn một lần vỗ tay tán thưởng. Trong hội nghị cấp cao G20, hai ông ngồi cạnh nhau. Khi ngồi xuống, ông Mohammed bin Salman còn 3 lần đập vào tay ông Vladimir Putin.

Thái tử Mohammed bin Salman và ông Vladimir Putin.
Thái tử Mohammed bin Salman và ông Vladimir Putin.

Ngoài chuyện trò với ông Putin, ông Salman khi hội đàm với ông Tập Cận Bình cũng cười rất tươi. Đối với ông Trump, Thái tử Ả rập Xê-út cũng thể hiện rất tốt. Khi chụp ảnh chung, ông Trump đi ngang qua, hai người nhìn nhau và... cũng rất tươi cười.

Người bị ông Mohammed bin Salman lạnh nhạt là Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Khi ông Erdogan đi ngang Mohammed bin Salman. Thái tử đã tỏ vẻ lạnh lùng ghét bỏ. Xem xét sự “cao giọng” của Thổ Nhĩ Kỳ trong vụ án nhà báo Jamal Khashoggi thì việc ông Mohammed bin Salman tỏ thái độ như thế với ông Recep Tayyip Erdogan cũng không phải là khó hiểu.

Một người khác cũng rất quan tâm đến vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi là Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Có nhà báo đã nắm được nội dung đối thoại bên lề phòng họp của thủ tướng Pháp và thái tử Ả rập Xê-út. The Guardian đưa tin, ông Macron nói với Thái tử Ả rập Xê-út là ông rất lo ngại vè vụ này. Đối phương đáp ngay: “Vâng ông cũng đã nói với tôi rồi, rất cám ơn ông”. Macron nói tiếp: “Ông chẳng bao giờ chịu nghe tôi cả”. Thái tử đáp lại: “Tôi đương nhiên lắng nghe ý kiến người khác”.

Đoạn hội thoại này không được ghi âm lại một cách rõ nét, có đoạn nghe rất rõ, có đoạn khá mơ hồ. Thấy có câu thái tử nói: “Không sao, tôi ứng phó được vụ việc”. Sau một hồi đối thoại, thấy ông Macron nói “Tôi là người giữ lời”.

Xem giày của ai đẹp hơn nào...
Xem giày của ai đẹp hơn nào...

Đã dự thảo xong Tuyên bố chung

Reuters cho biết, các nước thành viên G20 đã đạt được nhất trí về cam kết cải cách Tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong bản dự thảo Tuyên bố chung sẽ được công bố sau khi hội nghị bế mạc ngày 1.12 (theo giờ địa phương). Một quan chức châu Âu cho biết, trong bản dự thảo, các ngôn từ về vấn đề di dân và nạn dân được dùng với mức nhẹ nhất; nhưng những từ ngữ nói về biến đổi khí hậu đều không có bất cứ sự thụt lùi nào.

Tuy nhiên, văn bản Tuyên bố chung này còn phải được lãnh đạo các nước thành viên chấp thuận.