Học sinh trên thế giới học những môn gì?

VietTimes – Chương trình đào tạo tại mỗi quốc gia trên thế giới không hề giống nhau, tùy thuộc vào cách tiếp cận để phát hiện tài năng của học sinh. Vì thế mỗi quốc gia lại có một hệ thống môn học riêng. Hãy cùng khám phá xem chương trình học ở các nước trên thế giới có gì khác biệt so với Việt Nam.

1.  Mỹ

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide 

Tại Mỹ, các môn bắt buộc ở tiểu học gồm số học, tập đọc và tập viết, đại cương về khoa học tự nhiên, lịch sử địa phương.

Các môn học ở trung học cơ sở bao gồm toán, ngôn ngữ, khoa học tự nhiên (gồm hóa học, sinh học, vật lý), khoa học xã hội (lịch sử) và giáo dục thể chất. Hơn nữa, có nhiều lựa chọn các hoạt động ngoại khóa như tâm lý học, pháp y, báo chí, hùng biện, khắc gỗ, đồ gốm, nấu ăn,...

Các môn học bắt buộc ở bậc trung học phổ thông là toán, văn học, khoa học tự nhiên (một năm hóa học, một năm sinh học và một năm vật lý), khoa học xã hội (lịch sử và cấu trúc tiểu bang), giáo dục thể chất. Ngoài ra còn có một số môn học tự chọn như diễn xuất, giáo dục thể chất, giải phẫu, thống kê, khoa học máy tính, công nghệ môi trường, ngoại ngữ, hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh, điện ảnh, kịch, dàn nhạc, nhảy múa, đồ họa máy tính, thiết kế web, báo chí, chỉnh sửa niên giám, chế biến gỗ, hoặc sửa chữa xe. Danh sách này có thể thay đổi tùy theo từng trường.

2. Israel

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide 

Chương trình giảng dạy của trường tiểu học bao gồm tiếng Do Thái, toán học, Tanakh (Kinh Thánh Hebrew), lịch sử, địa lý, tự nhiên, tiếng Anh, âm nhạc, vẽ, âm luật và giáo dục thể chất. Có những môn học tùy chọn được giáo viên chọn như robot, ảo thuật, kịch nghệ, vũ đạo hoặc thú y.

Ở trường trung học phổ thông, học sinh tự chọn chương trình đào tạo của mình. Các em có thể học ngoại ngữ, hóa học, vật lý, sinh học, âm nhạc, công nghệ sinh học, thiết kế, ca múa nhạc, tâm lý học, kinh tế, làm rượu, v.v. Ngoài ra, có thể nhận được chứng chỉ về du lịch hoặc kế toán cùng với bằng tốt nghiệp.

3. Nhật Bản

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide  

Bậc tiểu học, trẻ em Nhật Bản sẽ được học tiếng quốc ngữ, thư pháp, thơ, số học, tự nhiên, xã hội học (đạo đức, lịch sử, lễ nghi), âm nhạc, nghệ thuật thị giác, thể dục.

Ở trường trung học, họ có thêm môn học như công nghệ thông tin, khoa học tự nhiên (vật lý, hóa học, sinh học, địa chất), nguyên tắc cơ bản về an toàn cuộc sống, lịch sử, tiếng Anh (với người bản xứ) và một số môn học tùy chọn đặc biệt.

Trong trường trung học phổ thông, ngoài các môn đã học ở bậc trước, học sinh được chọn một trong 2 chuyên ngành: khoa học nhân văn hoặc khoa học tự nhiên. Mục tiêu chính của việc học tập là vào đại học nên học sinh tự chọn phần còn lại của các môn học theo đúng ngành mong muốn. Ví dụ, nó có thể là nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, câu cá, đào tạo y tế, phúc lợi, ngoại ngữ,...

4. Ả Rập Saudi

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide  

Các môn học bắt buộc tại các trường Ả Rập Saudi bao gồm các môn về tôn giáo, toán học và khoa học tự nhiên (sinh học, vật lý). Tuy nhiên các môn khoa học xã hội nhân văn như lịch sử hoặc xã hội học hầu như không tồn tại ở các trường tư thục tại đây.

5. Ireland

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide  

Trong chương trình đào tạo của Ireland chỉ có 2 môn bắt buộc gồm Tiếng Anh và Toán (một số trường có môn học bắt buộc thứ ba là tiếng Ailen).

Phần còn lại là các môn tự chọn. Học sinh tham dự các kỳ thi đánh giá năng lực. Có đến 34 sự lựa chọn ngành cho các em như kế toán, tổ chức kinh doanh, quản lý, âm nhạc, bản vẽ, hộ gia đình, CNTT, chế biến gỗ, ngoại ngữ, nông nghiệp, nhà hát, âm nhạc và hàng chục ngành khác.

6. Úc

Ảnh: BrightSide
 Ảnh: BrightSide 

Ở trường tiểu học, ngoài các môn học cơ bản như số học, ngôn ngữ bản xứ, giáo dục thể chất, môi trường, trẻ em được học kỹ năng phát biểu trước công chúng.

Học sinh bậc trung học cơ sở bắt buộc phải học tiếng Anh, toán học, lý thuyết xác suất, đọc viết, nghiên cứu xã hội, lịch sử, địa lý, sinh thái, nghệ thuật (múa, kịch, âm nhạc, vẽ), giáo dục thể chất và khoa học (bao gồm hóa học, vật lý và thiên văn học).

Ở trường trung học phổ thông, học sinh nghiên cứu những điều cơ bản về nghề nghiệp tương lai của và được giới thiệu cho các môn như kế toán, CNTT, kinh tế,... Hơn nữa, những em học sinh lớp 11-12 có thể tiếp cận với các chương trình thực tập tại các công ty. Và ngay sau kỳ thi tốt nghiệp, họ có cơ hội nhận được một công việc phù hợp.

7. Tây Ban Nha

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide  

Giáo dục tiểu học bao gồm ngôn ngữ Tây Ban Nha, văn học, nghiên cứu thiên nhiên, giáo dục thể chất, toán học, ngoại ngữ và nghệ thuật, thường là âm nhạc. Đến cuối cấp, trẻ em có thể chơi một số nhạc cụ. Thông thường, đó là sáo vì nó rất dễ mang theo.

Trong trường trung học cơ sở, học sinh có thêm môn khoa học xã hội, địa lý, lịch sử, đồ họa và nghệ thuật, âm nhạc và công nghệ.

Ở bậc trung học phổ thông, mỗi học sinh sẽ có thêm 3 môn học theo một ngành học. Có tổng cộng 4 ngành để các em lựa chọn là Khoa học nhân đạo, Công nghệ, Khoa học tự nhiên, Nghệ thuật.

8. Trung Quốc

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide  

Các môn học bắt buộc ở trường tiểu học là toán, tiếng Trung, ngoại ngữ và các môn tự chọn như vẽ, âm nhạc, hoặc giáo dục thể chất.

Ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, học sinh có thêm môn khoa học (vật lý, hóa học, sinh học), nghiên cứu xã hội, kỹ năng máy tính và khoa học máy tính. Mức độ phức tạp, cũng như số lượng môn học cơ bản, tăng dần qua các năm, khiến cho các trường Trung Quốc trở thành một trong những hệ thống giáo dục khó khăn và áp lực nhất thế giới.

9. Anh

Ảnh: BrightSide
 Ảnh: BrightSide 

Ở trường tiểu học, trẻ em học tiếng Anh, toán, lịch sử, địa lý, âm nhạc, công nghệ công nghiệp và nghệ thuật. Phụ huynh sẽ là người cuối cùng lên danh sách môn học cho con mình.

Ở các bậc học cao hơn, học sinh có thêm các môn học như cơ sở tôn giáo (họ nghiên cứu đạo đức và quan điểm của tất cả các tôn giáo), địa lý, khoa học tự nhiên, khoa học máy tính, cũng như nhiều môn học tự chọn như nấu ăn, âm nhạc, tâm lý học, nhiếp ảnh , khiêu vũ, kịch, luật, an sinh xã hội, kế toán, thiết kế, khoa học biển, du lịch,...

10. Nga

Ảnh: BrightSide
Ảnh: BrightSide  

Ở trường tiểu học, trẻ em Nga học toán, nghiên cứu tự nhiên, ngôn ngữ Nga, đọc, ngoại ngữ, vẽ, âm nhạc, giáo dục thể chất và cờ vua (một lựa chọn đã xuất hiện ở nhiều trường từ năm 2018).

Chương trình giảng dạy của trường trung học cơ sở tại Nga gồm ngôn ngữ và văn học Nga, ngoại ngữ, đại số, hình học, tin học, lịch sử, khoa học xã hội, địa lý, lịch sử tự nhiên, sinh học, vật lý, hóa học, nguyên tắc cơ bản về an toàn cuộc sống, giáo dục thể chất, thủ công.

Ở trường trung học phổ thông, học sinh thêm môn bản vẽ cơ khí, thiên văn học và văn hóa nghệ thuật thế giới. Ở nhiều trường, các lớp 10 và 11 được chia thành 4 chuyên ngành: nhân đạo, công nghệ, toán học và kinh tế xã hội. Số lượng bài học về các môn bắt buộc phụ thuộc vào từng chuyên ngành. Ví dụ, một lớp toán học sẽ có nhiều bài toán học và vật lý, trong khi sẽ có ít bài văn học hơn.

Theo BrightSide