Học giả Mỹ: Hai nước Mỹ - Trung đã bắt đầu cuộc Chiến tranh Lạnh lần hai

VietTimes -- Hoa Kỳ và Trung Quốc đã bước vào “thời kỳ đầu” của cuộc Chiến tranh Lạnh lần thứ hai - Niall Ferguson, một nhà sử học tại Viện Hoover ở Mỹ gần đây đã nhận định.
Một số học giả Mỹ cho rằng hai nước Mỹ - Trung đã ở vào thời kỳ đầu của cuộc Chiến tranh Lạnh lần thứ hai.
Một số học giả Mỹ cho rằng hai nước Mỹ - Trung đã ở vào thời kỳ đầu của cuộc Chiến tranh Lạnh lần thứ hai.

Nhà sử học Niall Ferguson đã phát biểu tại Diễn đàn Ambrosetti ở Italy: ngay cả khi các tranh chấp thương mại Mỹ-Trung đã được hòa dịu, thì cũng đã có một sự rạn nứt không thể hàn gắn giữa hai nước.

“Điều này là do tranh chấp thương mại lâu dài giữa Washington và Bắc Kinh không chỉ là về thương mại mà thôi” - ông Niall Ferguson nói, mâu thuẫn giữa hai nước có nhiều mặt, bao gồm vấn đề công nghệ và địa chính trị.

Theo ông, vấn đề của Tổng thống Donald Trump bây giờ là, ngay cả khi lúc này ông Trump có thể đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, ông cũng không thể ngăn chặn được cuộc Chiến tranh Lạnh này vì xung đột giữa hai nước đã lan sang các khu vực khác.

Nhà sử học Niall Ferguson: dù ông Trump có thể đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, cũng không thể ngăn chặn được cuộc Chiến tranh Lạnh vì xung đột giữa hai nước đã lan sang các khu vực khác.
Nhà sử học Niall Ferguson: dù ông Trump có thể đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, cũng không thể ngăn chặn được cuộc Chiến tranh Lạnh vì xung đột giữa hai nước đã lan sang các khu vực khác.

Đồng thời, khi cố vấn kinh tế Nhà Trắng Lary Kudlow nói về vấn đề đàm phán thương mại Mỹ - Trung, ông đã trích dẫn lịch sử đối đầu thời kỳ Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô, nói rằng vấn đề giữa Mỹ và Trung Quốc không phải là tranh chấp nhất thời.

Lary Kudlow nói, các cuộc đàm phán Mỹ-Trung đã diễn ra trong 18 tháng, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy đã có tiến triển. “Đối với một thỏa thuận có quy mô và phạm vi như vậy cùng tầm quan trọng cốt lõi toàn cầu, tôi nghĩ 18 tháng không phải là một thời gian quá dài. Kinh nghiệm phát triển sự nghiệp của tôi, - mặc dù tôi chưa trải qua toàn bộ cuộc Chiến tranh Lạnh, nhưng cũng trải nghiệm rất nhiều. Đối với Liên Xô cũ, chúng ta phải mất mấy thập kỷ mới đạt đến bước mà chúng ta hy vọng đạt được. Vì vậy, cần biết rằng trong dòng chảy lịch sử lâu dài, 18 tháng không phải quá dài” - ông Kudlow nói.

Có phải cuộc Chiến tranh lạnh mới giữa Mỹ và Trung Quốc đã bắt đầu?

Mấy năm gần đây, giả thuyết hai nước Mỹ - Trung bắt đầu một cuộc Chiến tranh Lạnh lần thứ hai đã dần xuất hiện. Cuộc chiến thương mại không ngừng leo thang cũng khiến mọi người càng lo sợ điều này trở thành hiện thực.

Ông Ali Wyne: ngay cả khi hai nước Mỹ - Trung có thể đạt được thỏa thuận thương mại vào tháng 10, nhiều lắm Họ chỉ có thể khiến mối quan hệ giữa hai nước hòa hoãn tạm thời
Ông Ali Wyne: ngay cả khi hai nước Mỹ - Trung có thể đạt được thỏa thuận thương mại vào tháng 10, nhiều lắm  Họ chỉ có thể khiến mối quan hệ giữa hai nước hòa hoãn tạm thời

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence từng nói trong một bài phát biểu năm ngoái rằng các Tổng thống Bill Clinton, George W. Bush và Barak Obama đã hiểu sai những thách thức của Trung Quốc về căn bản. Trung Quốc không phải là “đồng minh chiến lược”, mà là “kẻ cạnh tranh chiến lược”, thậm chí là “đối thủ”.

Điều này cho thấy ít nhất một nhóm trong đội ngũ của ông Trump tin rằng Trung Quốc và Mỹ đã ở vào mối quan hệ thù địch trong nhiều lĩnh vực.

Ông Ali Wyne thuộc RAND Corporation - một cơ cấu nghiên cứu chiến lược, tin rằng mặc dù mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã bước vào thế cạnh tranh và có sự tách rời về kinh tế và công nghệ, nhưng hiện nay định nghĩa mối quan hệ giữa hai nước là “Chiến tranh Lạnh” thì hãy còn quá sớm.

“So với mối quan hệ giữa Washington và Moscow trong Chiến tranh Lạnh, mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc có thể nói là phụ thuộc lẫn nhau” - Ali Wynne nói với VOA (Đài Tiếng nói Hoa Kỳ). “Đồng thời, các ‘quốc gia trung gian’ không có chung áp lực lựa chọn đứng về phía một trong những cường quốc. Điều mà họ tìm kiếm là tối đa hóa tính linh hoạt chiến lược”.

Một điểm khác biệt nữa là Chiến tranh Lạnh kết thúc với sự giải thể của Liên Xô. Còn cả Mỹ và Trung Quốc đều không thể giải thể. Cho dù mối quan hệ có căng thẳng bất định đến đâu, hai nước cuối cùng đều cần phải đạt được một sự cân bằng nhất định.

Ông Hunter Marston: Sự đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc về cơ bản là không bạo lực, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực kinh tế và công nghệ và chưa phát triển thành giai đoạn chiến tranh đại diện
Ông Hunter Marston: Sự đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc về cơ bản là không bạo lực, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực kinh tế và công nghệ và chưa phát triển thành giai đoạn chiến tranh đại diện

Ông Hunter Marston, nguyên trợ lý nghiên cứu cấp cao của Viện Brookings, nhà bình luận về các vấn đề Đông Nam Á, cũng bày tỏ đồng tình với quan điểm này. Gần đây, ông đã viết trên tạp chí Foreign Policy (Chính sách đối ngoại) rằng do những hạn chế của luật pháp quốc tế, các công nghệ mới và sự vận dụng rộng rãi Internet, sự can thiệp của Mỹ và Trung Quốc vào các vấn đề nội bộ của các quốc gia khác yếu hơn nhiều so với thời Chiến tranh Lạnh của Mỹ và Liên Xô.

“Sự đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc về cơ bản là không bạo lực, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực kinh tế và công nghệ và chưa phát triển thành giai đoạn chiến tranh đại diện” - ông Hunter Marston viết.

Sẽ bế tắc trong tương lai dài

Ông John Holden, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị của AmCham China (Hội Thương gia Mỹ tại Trung Quốc) cho rằng, cuộc chiến thương mại hiện nay chiếm hầu hết sự chú ý, nhưng đồng thời các mâu thuẫn giữa hai nước cũng tràn đầy các nhân tố khác.

Ông John Holden: sự phát triển và mở rộng ảnh hưởng của kinh tế Trung Quốc, sự gia tăng không ngừng sức mạnh quân sự, các động thái ở Biển Đông và chủ nghĩa coi trọng thương mại, đã khiến mối quan hệ Mỹ - Trung lâm vào tình trạng rắc rối
Ông John Holden: sự phát triển và mở rộng ảnh hưởng của kinh tế Trung Quốc, sự gia tăng không ngừng sức mạnh quân sự, các động thái ở Biển Đông và chủ nghĩa coi trọng thương mại, đã khiến mối quan hệ Mỹ - Trung lâm vào tình trạng rắc rối

“Sự phát triển và mở rộng ảnh hưởng của kinh tế Trung Quốc, sự gia tăng không ngừng sức mạnh quân sự, các động thái ở Biển Đông và chủ nghĩa coi trọng thương mại, tất cả đã khiến mối quan hệ giữa hai nước lâm vào tình trạng rắc rối” - ông John Holden nói với VOA.

Hai nước Mỹ và Trung Quốc ngày 5 tháng 9 đã đồng ý tổ chức cuộc đàm phán cấp cao về kinh tế và thương mại lần thứ 13 ở Washington vào đầu tháng 10, điều này khiến các nhà đầu tư mong đợi một cuộc chiến thương mại nới lỏng thở phào nhẹ nhõm.

Tuy nhiên, ông Ali Wyne cho rằng ngay cả khi hai nước có thể đạt được thỏa thuận thương mại vào tháng 10, nhiều lắm họ chỉ có thể khiến mối quan hệ giữa hai nước hòa hoãn tạm thời. “Bởi vì nguồn gốc quan hệ căng thẳng đã lan sang các lĩnh vực khác, một số người cho rằng kỳ thực nó không liên quan gì đến thương mại”.

Ông Ali Wyne cũng nói: “Mấu chốt của mâu thuẫn giữa hai nước là về địa kinh tế: quốc gia nào có thể chiếm ưu thế về công nghệ tiên tiến, trở thành trung tâm của chuỗi cung ứng và thiết lập các quy tắc và thể chế trong sự phát triển toàn cầu số hóa? Vả lại, sự cạnh tranh của Mỹ về quân sự và ý thức hệ cũng ngày càng trở nên rõ ràng”.

Ông Ely Ratners, Phó Chủ tịch CNAS coi phương thức đối xử của chính phủ Trump với Trung Quốc hiện nay là “đối kháng không cạnh tranh”
Ông Ely Ratners, Phó Chủ tịch CNAS coi phương thức đối xử của chính phủ Trump với Trung Quốc hiện nay là “đối kháng không cạnh tranh”

Mặt khác, chính sách Trung Quốc của chính phủ Hoa Kỳ khóa này vẫn tồn tại sự không chắc chắn. “Tổng thống Trump và các quan chức trọng yếu của ông xem Trung Quốc là một đối thủ chiến lược, nhưng một số hành động tiền hậu bất nhất cho thấy hiện nay họ vẫn không xác định được phải duy trì mối quan hệ như thế nào với Trung Quốc” – ông John Holden nói.

Ông Ali Wyne cũng đồng ý với điều này, “chính phủ Trump đã sử dụng nhiều phương pháp để thách thức Trung Quốc; ví dụ như tăng thuế đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc, hạn chế tự do hành động của các công ty như Huawei, nhưng hiện vẫn không thể nhìn rõ mục tiêu cuối cùng của họ” - Ali Wyne nói.

Phó Chủ tịch Trung tâm An ninh Quốc gia Mỹ mới (Center for a New American Security, CNAS) Ely Ratners, Phó cố vấn an ninh quốc gia của cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, coi phương thức đối xử của chính phủ Trump với Trung Quốc là “đối kháng không cạnh tranh” (confrontational without being competitive). Trong tình hình như vậy, bất kể hai nước có thể đạt được thỏa thuận vào tháng 10 hay không, quan hệ Mỹ - Trung vẫn sẽ lâm vào bế tắc trong thời gian tới.

(Theo VOA Hoa ngữ)