Hoa Kỳ thay đổi chính sách với Mỹ Latinh - Ông chủ Wikileaks bị bắt

VietTimes -- Tác giả Tim Kirby cho rằng lý do nằm đằng sau sự kiện ông chủ Wikileaks Julian Assange bị bắt không phải vì vi phạm luật tại ngoại của Anh. Tất cả sự kiện trên là do có một sự thay đổi lớn trong chính sách của Mỹ với khu vực châu Mỹ Latinh.
Nhà sáng lập Wikileaks, Julian Assange.
Nhà sáng lập Wikileaks, Julian Assange.

Điều không thể tránh được cuối cùng cũng đã xảy ra. Julian Assange với hình ảnh là một người đàn ông với bộ râu rậm, mệt mỏi và già cỗi hơn 7 năm đã bị kéo ra khỏi đại sứ quán Ecuador tại London và có lẽ sẽ bị dẫn độ sang Hoa Kỳ. Nhân vật được cho rằng là người nổi tiếng nhất trong việc tán thành chủ trương minh bạch chính phủ sẽ ra tòa và bị buộc tội vì đã đưa ra ánh sáng những bí mật của chính phủ có liên quan tới những sự kiện đẫm máu và có chủ đích rõ ràng mà lực lượng Hoa Kỳ/NATO đã thực hiện ở nước ngoài.

Nhưng câu hỏi lớn nhất về mặt chính trị mà chúng ta cần đặt ra là "Tại sao lại vào thời điểm này?" Sau 7 năm tù túng trong một đại sứ quán nhỏ, tại sao sự việc này lại xảy ra? Mặc dù, có những động cơ không thể chứng minh nằm ngoài sự quan ngại chính đáng mà chúng ta đang thấy là - có một sự thay đổi về quyền lực và ảnh hưởng của Washington trên thế giới đối với vùng châu Mỹ Latinh bao gồm cả Ecuador.

Vị tổng thống mới của Ecuador ông Lenin Moreno nói rằng Assange đã vi phạm quy định tại ngoại, và đó là lý do tại sao họ cho phép người Anh bắt giữ ông ta. Tuy nhiên, người tiền nhiệm của ông là cựu tổng thống Correa đã kết tội ông Morreno là "kẻ phản bội lớn nhất trong lịch sử Ecuador" trong sự kiện này. Ai là kẻ phản bội và ai là người yêu nước vẫn còn phải bàn cãi, nhưng ông Correa đã đứng về phía Assange ngay trước mặt một cường quốc mạnh nhất thế giới trong nhiều năm, ông đã mạo hiểm cả sự nghiệp [và có thể là cả mạng sống] để làm như vậy. Vì thế, chúng ta hiểu tại sao ông cảm thấy bị phản bội. Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu vụ việc Assange bị giao nộp không chỉ là hành động của "một tay súng đơn độc" mà là kết quả của một sự thay đổi lớn ở châu Mỹ Latinh.

Chính sách "Pháo đài châu Mỹ" của ông Trump đã thay đổi từ lý thuyết sáng thực tế và chúng ta có thể chứng kiến những cuộc xung đột cùng các tham vọng trong Cựu Thế giới đang trở nên đình trệ và một Tân Thế giới phấn khích với sự thay đổi về mặt chính trị.

Ukraine giống như một miếng bánh mỳ nướng hỏng để lâu và dù có sự hỗ trợ của Washington, Kiev vẫn không thể dẹp được các lực lượng dân quân ở phía đông. Ngay cả giới truyền thông đại chúng cũng đang phải đặt câu hỏi về vai trò của cựu phó tổng thống Joe Biden khi ủng hộ cuộc cách mạng màu. Ai đó có thể nói rằng điều này chỉ để bôi nhọ khi ông ứng cử, nhưng rất nhiều những bức ảnh khiếm nhã của ông đã cho thấy điều ngược lại.

Syria đã trở thành một điểm dừng trong viễn tượng của Hoa Kỳ vì ông Assad hiện đã hoàn thành công việc của ông ta với một đội quân chiến thắng. Iraq và Afghanistan vẫn là nơi Hoa Kỳ bị sa lầy và đình trệ, đồng thời cũng không ngại đòi hỏi lợi ích liên miên từ phía Washington. Lực lượng của ông Haftar tại Libya có vẻ như đã đạt được những thắng lợi lớn trước các nhóm do Washington chống lưng và có thể sẽ chiến thắng một trong những cuộc chiến vô nghĩa nhất trong lịch sử để bắt đầu khôi phục lại Libya. Về mặt "những cuộc cách mạng màu" có vẻ như Cựu Thế giới đang rất yên ắng dưới thời của tổng thống Trump.

Nhưng Hoa Kỳ hiện không che đậy hay đóng cửa một căn cứ nào, còn về tổng thể tình hình căng thẳng của những điểm bùng phát cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000 (Serbia, Iraq, Afghanistan) đã dịu xuống. Với tất cả những nhà theo thuyết âm mưu - những người nghĩ rằng Washington hoàn toàn có lợi ích từ những cuộc chiến để phải tạo ra hỗn loạn, thì chúng ta thấy họ đang thực hiện "nhiệm vụ" một cách rất tệ. Họ không gây ra những cuộc chiến mới. Washington cũng không có khả năng hay không muốn tạo ra một Iraq mới, trong khi 2 thập kỷ trước đó là một cú ghi điểm [slam dunk] dễ dàng.

Toàn bộ cuộc khủng hoảng Venezuela, sự thay đổi chính trị tại Ecuador đã nghiền nát Assange và có thể [hầu như chắc chắn] là với sự trợ giúp của Bolsonaro tại Brazil đã "hất cẳng" vị tổng thống thân Nga cũ, là những dấu hiệu cho thấy có một sự chuyển đổi tại châu Mỹ Latinh đang xảy ra. Chúng ta có thể thấy đây thực tế là một bước quay lại với kiểu Học thuyết Monroe* phiên bản 2.0 khi Washington tập trung vào việc kiểm soát các vệ tinh mà họ biết là họ có thể kiểm soát được. Đối phó với Nga và Trung Quốc đang trỗi dậy dễ dàng hơn trên bán cầu của chính mình, không chỉ có khoảng cách xa với Trung Quốc và Nga, mà còn vì nền chính trị tại đây không đủ mạnh để làm gì đó đặc biệt hơn là việc cố gắng duy trì hiện trạng như tại Venezuela hay có thể là Cuba.

Ông Assange là nạn nhân của sự thay đổi này. Nếu bà Hillary thắng cử [trong cuộc bầu cử năm 2016] thì dù có tiền hay không, chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ cũng sẽ mang tính tập trung toàn cầu hơn và "những kẻ mới nổi nhỏ bé" như Ecuador cũng sẽ phải chịu áp lực. Nếu Washington đang tập trung nhiều năng lượng hơn vào 2 lục địa chính thì toàn bộ châu Mỹ Latinh đang cảm thấy bị kiểm soát chặt chẽ hơn, với nhiều sự chú ý về tình hình đang diễn ra tại đây. Điều này rất xấu với Assange, và những hiệu ứng của sự thay đổi lớn có vẻ đang xảy ra này rất khó để dự đoán một cách chính xác.

Điều này sẽ giúp cho Nga và Trung Quốc có nhiều không gian để thở hơn trong khi cũng ngăn chặn "Ngày tàn của Đế chế Hoa Kỳ" mà rất nhiều blogger từ thế giới thứ 2 và thứ 3 đang mơ tưởng. Và nó cũng bắt Hoa Kỳ phải phát triển châu Mỹ Latinh hơn để phục vụ những lợi ích của mình, mà bằng một số con đường sẽ có lợi với phần lớn các nước. Tất nhiên, việc giữ được chủ quyền vẫn là tốt nhất, nhưng có một ai đó phát triển kinh tế cho mình để phục vụ cho họ cũng tốt hơn là những thuộc địa kiểu cũ.

Vì thế, mặc dù Assange phải chịu rủi ro của một sự thay đổi chính sách ngoại giao lớn nhất trong lịch sử, điều này chắc chắn sẽ là lợi ích thực tế với nhiều cường quốc trên thế giới.

Cuối cùng, phản ứng cá nhân của ông Trump với vấn đề này không hề gây ngạc nhiên. Ứng cử viên Trump có thể đã ngưỡng mộ sự dũng cảm của Assange và làm những gì cần thiết thay vì để bị "sa lầy". Tổng thống phải xoa dịu tổ hợp công nghiệp quân sự, CIA và những cơ quan khác và ông chỉ nói rằng "Tôi không biết gì về Wikileaks cả". Ông đã chính thức "phủi tay" và đảm bảo rằng Assange sẽ dành trọn cuộc đời trong tù.

* Học thuyết Monroe là một chính sách của Hoa Kỳ được trình bày vào ngày 2, tháng 12 năm 1823 bởi tổng thống Mỹ James Monroe trước quốc hội. Theo đó những nỗ lực trong tương lai của các nước Âu châu để lập thuộc địa hay can thiệp vào nội bộ của các nước ở Bắc hay Nam Mỹ sẽ bị xem là những hành động xâm lược, và như vậy đòi hỏi sự can thiệp của nước Hoa Kỳ.