Hiện tượng KOLs Việt Nam trên Internet: Góc khuất sau vẻ ngoài và những câu chuyện "vạn người mê"

TS. Hà Thanh Vân
TS. Hà Thanh Vân

Viện hàn lâm KHXH VN

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Những hệ lụy, đến từ chính những người sử dụng mạng, những người nắm trong tay “quyền lực thứ năm”, dường như cũng tăng thêm.

Trong thời gian khoảng vài ba năm trở lại đây, trên mạng xã hội ở Việt Nam xuất hiện nhiều KOLs, hiểu nôm na là những người có sức ảnh hưởng lên cộng đồng mạng. Đặc biệt trong hai năm qua, do đặc thù tình hình dịch bệnh, nên thời lượng các công dân mạng online để học tập, làm việc, giải trí, vui chơi…nhiều hơn, lượng người tham gia cũng đông đảo hơn. Từ đó, bên cạnh những mặt tích cực do Internet mang lại, thì những hệ lụy, đến từ chính những người sử dụng mạng, những người nắm trong tay “quyền lực thứ năm” dường như cũng tăng thêm.

I/ Từ “quyền lực thứ năm” đến hiện tượng KOLs Việt Nam trên mạng internet

Chúng ta khá quen với khái niệm "The Fourth Estate" tức là quyền lực thứ tư để chỉ báo chí. bên cạnh các quyền hành pháp, tư pháp và lập pháp. Quyền lực thứ tư của báo chí thì đã rõ bởi vì nó ảnh hưởng đến xã hội rất nhiều, đặc biệt là ở tính định hướng và cung cấp thông tin cho mọi người.

Nhóm anti ca sĩ Thủy Tiên.

Nhóm anti ca sĩ Thủy Tiên.

Nhưng hiện nay theo quan điểm của truyền thông đại chúng hiện đại, chúng ta còn có quyền lực thứ năm. Quyền lực thứ năm là gì? Đó là những phương tiện truyền thông mới qua Internet như blog cá nhân, mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter và Youtube, Tik Tok... Ưu điểm của quyền lực thứ năm là gì? Thứ nhất, là không bị giới hạn về không gian (có thể đọc được ở mọi nơi, bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau) và thời gian (đọc lúc nào cũng được, dễ dàng tìm lại các tư liệu cũ chưa đọc).

Thứ hai, là tính tiện nghi và linh hoạt, chúng ta có thể sử dụng các thiết bị từ đắt tiền đến rẻ tiền để đọc và viết, ở bất kỳ trạng thái nào. Thứ ba, đó là tính cá nhân song hành với tính cộng đồng. Một cá nhân nào đó có thể lập ra một trang mạng hoặc blog, hoặc trang Facebook, tài khoản Instagram, Twitter, Tik Tok… và thu hút cộng đồng tham dự, tương tác, bày tỏ ý kiến, cảm xúc… Từ đó mới nảy sinh ra các KOLs trên mạng xã hội, cũng như các nhóm cộng đồng.

KOLs (Key Opinion Leaders) có thể hiểu là “người dẫn dắt quan điểm, tư tưởng”. Họ là là những người nổi tiếng, họ tạo ra những xu thế trong đời sống và dẫn dắt cộng đồng theo mức độ ảnh hưởng của họ. Họ có thể là những ngôi sao điện ảnh, ca nhạc, những stylist, chuyên gia làm đẹp, ẩm thực… hoặc cũng có thể là những con người có thế mạnh nào đó trong lĩnh vực chuyên môn của họ, chẳng hạn như nhà văn, nhà thơ, doanh nhân, kỹ sư, bác sĩ, nhà báo, nhiếp ảnh gia… hoặc có những hoạt động thu hút cộng đồng chẳng hạn như người làm từ thiện, người truyền đạo…

Tất nhiên quyền lực thứ năm cũng là con dao hai lưỡi, trên đó chúng ta thấy thông tin giả song hành cùng thông tin thật, người xấu chen với người tốt, và người tiếp nhận thông tin cũng có người tỉnh táo, hiểu biết có đánh giá rõ ràng của riêng mình, nhưng cũng có người thiếu suy xét dễ bị dẫn dụ mê mụ, không phân biệt được đúng sai thật giả. Nhưng quyền lực thứ năm lại có lợi thế là không bị quản lý chặt chẽ, lại có tính tương tác trực tiếp tức thời rất cao, lan tỏa mạnh nên đôi khi nó như là sự bù đắp cho những nhược điểm của quyền lực thứ tư. Thực tế trong xã hội Việt Nam bây giờ, quyền lực thứ tư và quyền lực thứ năm đang có sự cạnh tranh gay gắt trong rất nhiều vụ việc, cung cấp thông tin và rất nhiều lần, cán cân và lòng tin của công chúng nghiêng hẳn về quyền lực thứ năm.

Từ đó chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra nhiều hiện tượng KOLs Việt Nam “làm mưa làm gió” trên mạng xã hội, tác động đến một lượng lớn các công dân mạng (netizens). Ở đây người viết không đề cập đến vai trò tích cực, chuyển tải những thông tin tốt, bổ ích… đối với cộng đồng của nhiều KOLs, mà chỉ nhấn mạnh đến những góc khuất đằng sau vẻ ngoài và những câu chuyện “vạn người mê” của một số người mang danh KOLs Việt.

Quảng cáo như thế này đẫy rẫy trên mạng xã hội.

Quảng cáo như thế này đẫy rẫy trên mạng xã hội.

II/ Đằng sau vẻ ngoài lấp lánh và những câu chuyện vạn người mê

Thông thường một cá nhân xây dựng hình tượng KOLs trên Internet thì có hai hướng đi chính: Một là bản thân họ đã là người nổi tiếng, chẳng hạn như những “ngôi sao” trong showbiz Việt khi họ tham gia mạng xã hội thì lập tức họ thành KOLs trên cơ sở có sẵn số lượng người hâm mộ đông đảo. Hai là bản thân họ tự gây dựng và thu hút số lượng người hâm mộ thông qua những bài viết, hình ảnh… của chính mình. Tất nhiên ở đây cũng không loại trừ một số trường hợp KOLs Việt tự bỏ tiền ra mua bài, nhờ nhà báo viết bài để PR cho bản thân mình, nhằm mục đích gây thanh thế, tạo dựng danh tiếng để lấy chứng nhận có Facebook tick xanh, từ đó tìm cách trục lợi, nhất là trục lợi trên mạng xã hội. Nhiều công ty truyền thông đã có hẳn một chiến lược kinh doanh ăn theo xu hướng này với những tin nhắn gửi đến cho những cá nhân trên mạng xã hội, mời gọi mua bài, mua Facebook có tick xanh…

Nhiều công ty truyền thông đã có hẳn một chiến lược kinh doanh ăn theo xu hướng này với những tin nhắn gửi đến cho những cá nhân trên mạng xã hội, thả quảng cáo vào "nhà" các Facebooker có đông người theo dõi, công khai mời chào mua bài, mua Facebook có tick xanh…

Nhiều công ty truyền thông đã có hẳn một chiến lược kinh doanh ăn theo xu hướng này với những tin nhắn gửi đến cho những cá nhân trên mạng xã hội, thả quảng cáo vào "nhà" các Facebooker có đông người theo dõi, công khai mời chào mua bài, mua Facebook có tick xanh…

Công thức chung để nổi tiếng của họ thường là: photoshop hình ảnh cho đẹp đẽ, tạo cho mình một vẻ ngoài phông bạt, từ đó bắt đầu con đường làm giàu bất chính.

+ Mục đích lớn nhất là quảng cáo, bán hàng kiếm tiền bất chấp sản phẩm có chất lượng kém

Nếu quan sát một số hiện tượng KOLs Việt trên mạng xã hội, chúng ta dễ dàng nhận ra mục đích chính của họ sau khi trở thành KOLs là nhận quảng cáo cho các sản phẩm, đại diện cho các thương hiệu hoặc trực tiếp bán hàng. Nhưng không phải sản phẩm nào cũng đảm bảo chất lượng. Thời gian vừa qua việc các cơ quan quản lý xử phạt một loạt nghệ sĩ, chẳng hạn như Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM đã xử phạt diễn viên Angela Phương Trinh số tiền 7,5 triệu đồng vì hành vi cung cấp thông tin sai sự thật việc chữa trị căn bệnh do nhiễm virus SARS-CoV-2 bằng giun đất hay các nghệ sĩ kịch Hồng Vân, nghệ sĩ hài Nam Thư, nghệ sĩ Hương Giang… công khai xin lỗi vì quảng cáo dược phẩm thổi phồng công dụng… là những minh chứng cụ thể.

Tuy nhiên, việc các KOLs không có lương tâm tự kinh doanh sản phẩm cũng nguy hại không kém. Lương Hoàng Anh là một hiện tượng nổi bật với vô vàn những khiếu nại, phàn nàn về những sản phẩm mà chị ta bán, từ nước mắm, trang sức đến mỹ phẩm Glacyo tự chế… Nhà văn Gào (tên thật là Vũ Phương Thanh) bị Sở Y tế TPHCM xử phạt 25 triệu đồng vì bán mỹ phẩm La Boré không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Quyên Trần với siêu thị Mami nhận được nhiều lời kêu ca về chất lượng sản phẩm. Một KOL khác là Đ.T.N, với danh xưng là kiến trúc sư Việt đang sống tại Ý thì nổi tiếng trên mạng vì kinh doanh hàng đa cấp LightFlow trốn thuế (dưới chiêu bài “mua hộ”) với những lời quảng cáo chữa bách bệnh, kể cả những bệnh hiểm nghèo như ung thư đã nhận được rất nhiều phản ánh của người mua về chất lượng sản phẩm kém và các nạn nhân đã gửi đơn trình báo lên Công an. Những hiện tượng KOLs Việt lợi dụng danh tiếng để bán hàng bất chấp chất lượng như vậy xảy ra rất nhiều, khiến cho không ít người tin vào các KOLs cuối cùng trở thành “tiền mất tật mang”.

+Tuyên truyền những quan điểm sống lệch lạc, những tư tưởng băng hoại, tiêu cực, những thông tin, kiến thức sai lầm đến với cộng đồng mạng

Nhiều KOLs Việt đã dựa vào danh tiếng của mình để rồi hăng hái tuyên truyền cho những quan điểm sống, những tư tưởng tiêu cực, đặc biệt là đối với những hiện tượng chính trị, xã hội đang xảy ra. Trong khi TPHCM đang chao đảo vì dịch bệnh SARS-CoV-2, đang rất cần sự tiếp sức từ các lực lượng y tế đến từ các tỉnh thành khác trong cả nước, MC Trác Thúy Miêu đã lên tiếng miệt thị các em sinh viên Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương vào chi viện, gây ra một làn sóng dữ dội phản đối chính MC này và cuối cùng MC Trác Thúy Miêu cũng đã bị cơ quan quản lý xử phạt.Liên quan đến vụ việc lừa đảo đình đám trên mạng “Bác sĩ Khoa rút ống thở của cha mẹ để nhường cho bệnh nhân Covid”, hai KOLs N.Đ.H và H.N.V cũng đã bị Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM xử phạt vì đưa thông tin sai sự thật.

Nhận quảng bá tăng follow, tăng like

Nhận quảng bá tăng follow, tăng like

Một KOL khác là L.P thì thông qua việc mở các khóa học với những mỹ từ kêu gọi phụ nữ tỉnh thức, tự yêu bản thân mình, buông bỏ mọi điều (thực ra là ích kỷ, vô trách nhiệm), khỏa thân để thuận tự nhiên… để thu học phí đắt đỏ kiếm lợi cho bản thân. Nhưng thực chất những khóa học đó dựa trên những quan điểm lệch lạc, sai lầm về tâm lý, tư duy, nhân cách con người, biến tướng đi từ những quan điểm của Osho, một nhà tư tưởng Ấn Độ hiện nay còn gây nhiều tranh cãi và từng bị Hoa Kỳ trục xuất vì vi phạm luật pháp.

Tài khoản Đ.T.N thì mở hẳn một Group lấy tên là “Tại sao tình dục lại thú vị” để tuyên truyền những quan điểm tình dục lệch lạc, sex tay ba, tay tư tập thể và cổ vũ ngoại tình buông thả với sự chấp thuận của chồng/vợ. Thậm chí Đ.T.N còn đi xa hơn khi bàn về những sự kiện chính trị, lịch sử theo thuyết âm mưu, chẳng hạn như cho rằng thực chất không có vụ khủng bố ngày 11.9.2001 mà đó là âm mưu của chính phủ Hoa Kỳ cùng với việc tuyên truyền những thông tin ngụy khoa học khác như anti vaccine, chống lại việc đeo khẩu trang để phòng ngừa virus SARS-CoV-2.

Với một số lượng lớn người theo dõi, từ vài chục đến vài trăm ngàn người, những KOLs Việt tuyên truyền thông tin sai sự thật, những quan điểm sống với nhận thức lệch lạc sẽ có tác động rất lớn đến tâm thức của công chúng, đặc biệt là những công chúng có tâm lý, tư duy hời hợt, kiến thức sống còn nông cạn thì sẽ càng dễ dàng tin và sùng bái những gì KOLs viết ra rồi thi triển trong đời thực.

+Lợi dụng mạng xã hội để trục lợi thông qua hình thức làm từ thiện

Thời gian gần đây hiện tượng nhiều nghệ sĩ Việt đứng ra kêu gọi huy động tiền từ công chúng để làm từ thiện và mang lại nhiều tai tiếng như Thủy.T, H.Linh, T.Thành… đã khiến cho cộng đồng mạng bùng nổ với những lời chê trách và cùng với đó là sự mất niềm tin vào những người nổi tiếng.

Dù sau đó những nghệ sĩ ấy đã được cơ quan công an kết luận là không sai phạm, nhưng những Group anti và dư luận trên mạng xã hội vẫn bày tỏ sự nghi ngờ tính công khai, minh bạch trong thu chi và sự chậm trễ khi giải ngân tiền từ thiện của họ.

Nhưng không chỉ có một số nghệ sĩ, mà nhiều KOLs làm từ thiện đình đám trên mạng cũng vướng phải những lời tố cáo. Chẳng hạn như nhóm từ thiện Giang Kim Cúc và những người bạn, nổi tiếng với việc từ thiện “quan tài 0 đồng” cho bệnh nhân SARS-CoV-2 cũng đã bị nhiều đơn từ gửi kiện và chuyện lời qua tiếng lại tố cáo lẫn nhau của Giang Kim Cúc với nhóm từ thiện Nhất Tâm cũng gây xôn xao dư luận suốt mùa dịch bệnh cao điểm ở TPHCM. Trần Văn Lâm lập ra 8 trang Fanpage trên Facebook là: "Quỹ bảo trợ trẻ em", "Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam", "Phật tại tâm", "Chia sẻ yêu thương kết nối yêu thương", "Quan thế âm bồ tát", "Chia sẻ yêu thương", "Kết nối yêu thương", "Hỗ trợ trẻ em" chiếm đoạt 6,6 tỷ tiền từ thiện và đã bị công an khởi tố.

Việc lợi dụng mạng xã hội để trục lợi từ tiền từ thiện của những người dân là một hành vi đáng lên án. Tuy nhiên cho đến nay việc xử lý vấn đề này còn nhiều vướng mắc và tồn đọng. Vì vậy rất cần một bộ luật có tính chế tài để vấn đề làm từ thiện có cơ sở tuân theo, chứ với chỉ ở mức độ Nghị định như Nghị định 93/2021/NĐ-CP của chính phủ mới ban hành là chưa đủ.

III/ Phản ứng của cộng đồng mạng và việc xử phạt của cơ quan quản lý

Những chuyện lừa đảo, tai tiếng, trục lợi… của một số KOLs trên mạng xã hội dĩ nhiên đã dẫn đến sự phản ứng mãnh liệt của cộng đồng mạng. Từ những bài viết lên án, những bình luận gay gắt cho đến việc hình thành những nhóm antifan thu hút đông đảo các thành viên. Chẳng hạn như nhóm anti ca sĩ Th.T lên đến khoảng hơn 223.000 người. Hai nhóm anti nghệ sĩ H.G đều lên đến hơn 10.000 người.

Nếu quan sát một số hiện tượng KOLs Việt trên mạng xã hội, chúng ta dễ dàng nhận ra mục đích chính của họ sau khi trở thành KOLs là nhận quảng cáo cho các sản phẩm, đại diện cho các thương hiệu hoặc trực tiếp bán hàng. Nhưng không phải sản phẩm nào cũng đảm bảo chất lượng

Nếu quan sát một số hiện tượng KOLs Việt trên mạng xã hội, chúng ta dễ dàng nhận ra mục đích chính của họ sau khi trở thành KOLs là nhận quảng cáo cho các sản phẩm, đại diện cho các thương hiệu hoặc trực tiếp bán hàng. Nhưng không phải sản phẩm nào cũng đảm bảo chất lượng

Hai nhóm anti nhà văn Gào có khoảng 159.000 thành viên và 48.000 thành viên. Nhóm anti L.H.A có khoảng hơn 22.000 thành viên. Hai nhóm anti Đ.T.N mỗi nhóm đều gần 7.000 thành viên… Những nhóm anti này đưa ra những lý lẽ, bằng chứng, hình ảnh xác thực để bóc trần những góc khuất đằng sau vẻ ngoài đẹp đẽ, hào nhoáng, phô trương của một số KOLs Việt. Cho dù còn có thể có những sự bóc trần chưa đúng hoặc quá đà, nhưng rõ ràng sự tồn tại của các nhóm antifan đã góp phần cảnh tỉnh cộng đồng mạng cảnh giác với những KOLs Việt lừa đảo, trục lợi, đưa thông tin sai sự thật… Các nhóm antifan xuất hiện cũng là một sự cảnh báo, răn đe cho những ai muốn lợi dụng cộng đồng mạng để mưu lợi bất chính và đồng thời cũng góp phần tạo dựng một không gian mạng sạch, văn minh.

Bên cạnh đó các cơ quan quản lý các cấp đã có những hình thức xử phạt kịp thời đối với những tai tiếng của nhiều KOLs Việt, cũng làm thỏa lòng cộng đồng mạng. Tuy nhiên, mức xử phạt còn nhẹ, phần nhiều mang tính răn đe, giáo dục và vẫn còn bỏ sót rất nhiều trường hợp. Vì vậy trong thời gian tới, rất cần thêm những quy định cụ thể của luật pháp để có thể có cơ sở xử lý nghiêm khắc hơn với những trường hợp KOLs Việt lợi dụng mạng xã hội cho những việc làm bất chính của mình.

Không gian Internet là một không gian mở, với sự phức tạp đến từ nhiều phương diện, tính chất, trong đó các công dân mạng là những người được lợi nhất, nhưng đồng thời cũng là những người dễ bị thiệt hại nhất nếu như sa đà vào những thông tin sai lệch, trở thành nạn nhân của việc lừa đảo trên mạng… Vì vậy, trở thành một công dân mạng, điều đó đồng nghĩa với việc tận dụng nguồn tài nguyên trên mạng, không ngừng học hỏi, quan sát để nâng cao bản lĩnh, trình độ, kiến thức của bản thân. Từ đó các công dân mạng có được sự ứng xử văn minh, đồng thời có tư duy nhạy bén, sáng suốt để tránh rơi vào những cái bẫy tiêu cực trên mạng.