Giải thích về công nghệ “quái vật ba mắt” của Huawei P20 Pro

VietTimes -- Huawei và Leica đang nỗ lực xây dựng một hệ thống máy ảnh độc nhất vô nhị trên smartphone. Smartphone mới của Huawei – P20 Pro có đến 3 camera sau, trong đó camera chính dùng cảm biến 1/1,7 inch, một camera đơn sắc và một camera telephoto - trở thành chiếc smartphone chụp ảnh ấn tượng nhất từ trước tới nay.
Huawei P20 Pro. Nguồn: Gmsarena
Huawei P20 Pro. Nguồn: Gmsarena

Camera của Huawei P20 Pro thực sự là một vũ khí đáng gờm trên thị trường. Camera chính của máy có độ phân giải 40 megapixel, cảm biến kích thước 1/1,7 inch, lớn hơn tất cả smartphone hiện nay. Bạn cho rằng điều này chỉ có nghĩa là các điểm ảnh nhỏ thì bạn đã nhầm to! Hệ thống không hề đơn giản như bạn nghĩ. 

Cảm biến này nổi bật với bộ lọc Quad Bayer. Cảm biến máy ảnh có "điểm ảnh", nhưng chúng khác với các điểm ảnh trên màn hình - chúng không có điểm ảnh phụ RGB hoặc các điểm ảnh phụ khác. Thay vào đó, có một bộ lọc đơn ở phía trước của mỗi điểm ảnh, thường là đỏ, xanh lá hoặc xanh da trời. Mỗi pixel lấy thông tin chỉ một trong ba màu chính.

Giải thích về công nghệ “quái vật ba mắt” của Huawei P20 Pro ảnh 1

Bộ lọc Bayer thông thường là một sự sắp xếp khảm giống như có số lượng điểm màu xanh lá gấp đôi màu đỏ hoặc xanh dương (mắt người nhạy cảm với màu xanh lá). Điều này có nghĩa là máy ảnh 12 MP có 6 triệu điểm ảnh màu xanh lá và 3 triệu màu đỏ và xanh da trời. Vậy bức ảnh cuối cùng có 12 triệu điểm ảnh RGB như thế nào? Mỗi điểm ảnh thu thông tin về hai màu chính thông qua một chút toán học. Kết quả thường khá tốt tuy nhiên vẫn chưa thực sự trông như thật.

Với bộ lọc Quad Bayer, bốn điểm ảnh được chia thành hai ô vuông dùng chung một bộ lọc màu. Kết cấu như dưới đây:

Giải thích về công nghệ “quái vật ba mắt” của Huawei P20 Pro ảnh 2

Mỗi điểm ảnh vẫn chung với hai màu chính yếu khác, nhưng chúng không được đóng gói chặt chẽ như bộ lọc Bayer thông thường và quá trình toán học phức tạp hơn. Kết quả tổng thể có thể chỉ ít chi tiết hơn cảm biến 40 MP với một bộ lọc Bayer. Phiên bản Quad sở hữu một số khác biệt.

Bạn có thể nghĩ đến cảm biến hình ảnh trên P20 Pro với hai bộ cảm biến xen kẽ với nhau. Điều này cho phép "cảm biến" chụp ảnh cùng một chủ đề nhưng ở các mức phơi sáng khác nhau, sau đó có thể được xếp chồng lên một bức ảnh HDR.

Các điện thoại khác chỉ có thể chụp hai bức ảnh hai chế độ khác nhau theo thứ tự, điều này chắc chắn sẽ chậm hơn và sự di chuyển sẽ thay đổi và bị làm mờ. Thời gian hoạt động như sau: phơi sáng # 1 + xử lý thời gian + phơi sáng # 2.  Nhờ có máy ảnh Huawei / Leica trên P20 Pro chụp cả hai bức ảnh đồng thời, nó chỉ cần độ phơi sáng lâu hơn.

Giải thích về công nghệ “quái vật ba mắt” của Huawei P20 Pro ảnh 3

Tuy nhiên, bạn nên giữ máy ảnh ở chế độ 10 MP. Những lợi ích mà chế độ HRD mang lại khá ấn tượng, trong khi đó, chế độ 40 MP không thực sự là sắc nét. 

Bạn có thể nghĩ rằng độ phân giải cao hơn vẫn còn hữu ích vì nó cho phép bạn phóng to hình ảnh sau khi chụp. Điều này là chính xác, nhưng nếu muốn phóng to hình ảnh hơn – hãy dùng zoom quang học.

Huawei P20 Pro có máy ảnh 8 MP. Ống kính dùng tiêu cự 80 mm kết hợp cùng tiêu cự 27 mm của hai máy ảnh khác - đó là zoom quang học 3x. Camera tele nằm bên cạnh camera 40 MP cho phép chipset kết hợp thông tin từ cả hai camera để đạt được zoom 5x. Chất lượng không tốt như zoom quang học, nhưng vẫn vượt trội hơn nhiều smartphone khác thường chỉ có 2x ống kính tele.

Giải thích về công nghệ “quái vật ba mắt” của Huawei P20 Pro ảnh 4

Điều gì về máy ảnh thứ ba, 20 MP đen trắng? Vâng, “quái vật thứ ba” không có bộ lọc Bayer nào cả - không cần phải ghi lại màu sắc - vì vậy mà thu được nhiều ánh sáng hơn. Nếu bộ lọc loại bỏ nhiều ánh sáng sẽ ít đạt đến các điểm ảnh. Cảm biến B&W của P20 Pro xử lý hình ảnh xuất sắc trong môi trường thiếu sáng, nhưng hầu hết mọi người muốn hình ảnh có màu sắc. P20 Pro đưa ra giải pháp khác.

Bạn có nhớ cả camera 40 MP và camera B&W đều có cùng độ dài tiêu cự 27mm. Điều này có nghĩa là chúng nhìn thấy hình ảnh gần giống nhau - không phải là hình ảnh chồng chéo giống như camera tele / 40 MP mà thực sự là hình ảnh từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.

Điều này cho phép P20 Pro kết hợp những ưu điểm chụp ảnh thiếu sáng của camera B&W với thông tin màu sắc từ bộ cảm biến 40 MP vào một bức ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu có nhiều màu sắc hơn.

Camera của P20 Pro còn cho phép chụp ảnh ở mức ISO cao chưa từng có, dao động từ 50 - 102400 và chụp ảnh xóa phông giả lập khẩu độ tối đa f/1.4. Tất nhiên, ISO cao hơn có nghĩa là độ nhiễu càng nhiều. Đối với chụp ảnh phong cảnh ban đêm, thông thường mọi người sẽ tăng thời gian phơi sáng. Với mục tiêu hướng tới chất lượng chụp ảnh chuyên nghiệp, P20 Pro sử dụng hệ thống trí thông minh nhân tạo Master AI, cung cấp các tính năng chụp ảnh AI, bao gồm bộ ổn định AI và AI-Assisted Composition (đề xuất khung hình cho nhóm và các ảnh landscape). Việc nhận dạng cảnh xung quanh sẽ định dạng ra hơn 500 kịch bản trên 19 categories sẽ tự động lựa chọn camera setting để có những shot chụp tối ưu.

Đương nhiên, cả camera 40 MP và camera tele đều có tính ổn định hình ảnh quang học. Huawei và Leica cũng cải tiến hệ thống tự động lấy nét bằng Laser, hiện đã hoạt động lên đến 2,4 m (gấp đôi P10 của Laser AF) và " tự động lấy nét 4D" (4D autofocus) với khả năng dự đoán chuyển động để luôn tập trung vào đối tượng.

DxOmark đã đưa ra nhiều nhận xét khen ngợi về các khả năng nổi trội của camera P20 Pro: điện thoại này là một "game changer", hệ thống camera triple không chỉ là một mánh lới quảng cáo của họ.

Theo Gmsarena