Giá thành Su-57 rẻ hơn S-35S, Bắc Kinh chết lặng

VietTimes -- Sau khi Tổng thống Nga thông báo về kế hoạch đặt hàng Không quân 76 chiếc tiêm kích tàng hình chiếm ưu thế trên không thế hệ 5 Su-57, truyền thông Nga đưa tin mức giá đặt hàng là 170 tỷ rúp - tương đương 2,6 tỷ USD. Khoản chi phí ngân sách này khiến giới bình luận quân sự thế giới choáng váng vì bất ngờ.
Các máy bay chiến đấu của Sukhoi: Su-57, Su-35S và vịt con Su-34. Ảnh minh họa Military Wach Magazine
Các máy bay chiến đấu của Sukhoi: Su-57, Su-35S và vịt con Su-34. Ảnh minh họa Military Wach Magazine

Chi phí cho một chiếc tiêm kích tàng hình với những công nghệ siêu hiện đại khoảng 35 triệu bảng (44,2 triệu USD) / máy bay, thấp hơn mức giá dự kiến ba lần. Theo hợp đồng trị giá 2 tỷ USD, xuất khẩu 24 máy bay phản lực Su-35 cho Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc năm 2015, mỗi chiếc tiêm kích này có mức 83,3 triệu USD, bằng 238% báo giá của Su-57 dù các máy bay Su-35 có thiết kễ cũ hơn, nhẹ hơn và không có công nghệ hiện đại như Su-57. 

Chi phí siêu thấp khiến các chuyên gia quân sự phương Tây cho rằng, đây không phải là con số chính xác, với quy mô sản xuất tương đối nhỏ nếu so với Su-35 và những máy bay phản lực thế hệ thứ 5 của Mỹ như F-35A. Nhưng một số yếu tố rất có khả năng khiến giá thành của Su-57 Nga có chi phí thấp hơn nhiều so với dự kiến của các chuyên gia hàng không quân sự trước đây. 

Nguyên nhân đầu tiên khiến Su-57 có chi phí thấp có thể đây chỉ là chi phí sản xuất máy bay chiến đấu, mà không bao gồm chi phí nghiên cứu và phát triển đầu tư cho chương trình và sẽ không tăng nếu nhiều máy bay được đặt hàng. Điều này dẫn đến một sự khác biệt rất lớn về giá niêm yết của chiếc máy bay chiến đấu trên thế giới.

F-22 Raptor của Lockheed Martin, máy bay Mỹ có những tính năng tương đương Su-57, kết thúc quá trình sản xuất vào năm 2009, là một ví dụ điển hình – Theo báo cáo từ Trung tâm phân tích chiến lược và ngân sách (CSBA) tại Washington DC năm 2009.

Báo cáo cho biết, chi phí nghiên cứu và phát triển (R & D) khoảng 24,3 tỷ USD được đưa vào giá thành mỗi máy bay chiến đấu, khiến chiếc F-22 có giá thành đến 350 triệu USD/chiếc. Bản báo giá không tính đến R & D - được gọi là chi phí bay (flyaway) - thấp hơn đáng kể và có 150 triệu USD cho mỗi chiếc F-22.

Giá thành đánh sợ của F-22 cho thấy Lockheed Martin có hoạt động nghiên cứu và chế tạo không hiệu quả, với nhiều sai lầm và lỗi kỹ thuật. Chiếc máy bay ban đầu dự kiến sẽ có chi phí bay (flyaway) là 35 triệu USD vào năm 1985, khoảng 60 triệu USD vào năm 2009. Lý do tại sao chi phí bay cao hơn đến 250% so với thông báo ban đầu? bản báo cáo của CSBA lý giải, do phát triển trong thời điểm khó khăn kinh tế, gia tăng chi phí và trượt tiến độ theo kế hoạch hầu như ngay từ khi chính thức bắt đầu.

Nguyên nhân thứ hai có hiệu quả cho chi phí trong quốc phòng Nga, nếu so sánh chi phí bằng đô la Mỹ là không có sức mua tương đương. Do giá đồng Rúp thấp, đồng đô la có thể mua nhiều hơn ở Nga so với châu Âu hoặc Mỹ. Mặc dù lý do này không trả lời được chi phí thấp của Su-57 so với Su-35, nhưng có thể hiểu được vì sao máy bay chiến đấu Nga rẻ hơn nhiều so với đối tác Mỹ và châu Âu.

Chi phí sinh hoạt ở Nga thấp hơn đáng kể, trong chương trình phát triển máy bay chiến đấu, hàng chục nghìn hoặc có thể là hàng trăm ngàn người tham gia vào chương trình trên toàn dây chuyền chế tạo, các nhóm phát triển bao gồm từ các nhà thiết kế đến các đội vận chuyển, chế tạo trang thiết bị, lắp ráp đến làm sạch sàn nhà xưởng, đều được trả mức lương nhỏ hơn rất nhiều so các nhà sản xuất ở phương Tây.

Do tất cả công nghệ và vật liệu đều sản xuất nội địa, một USD có thể có được nhiều hơn ở Nga so với ở Mỹ và hơn hẳn châu Âu, công nghiệp hàng không quân sự vốn rất kém hiệu quả về chi phí so với Mỹ. Đây là điều kiện then chốt khiến trong lĩnh vực quốc phòng, Nga dù có chi phí thấp hơn so với phương Tây nhưng lại cạnh tranh mạnh hơn về giá cả và chất lượng sản phẩm.

Nguyên nhân thứ ba khiến cho Su-57 hạ giá thành sản phẩm cho Không quân Nga là, theo một tuyên bố gần đây của Tổng thống Vladimir Putin, liên hiệp các tập đoàn sản xuất máy bay được thuyết phục giảm tỷ suất lợi nhuận đáng kể để duy trì dây chuyền sản xuất cơ cấu mở với các doanh nghiệp trong nước. Quyết định này cho phép giảm giá khoảng 20%, tức là khởi điểm ban đầu Su-57 có giá khoảng 42 triệu USD mỗi máy bay chiến đấu, hơn hai phần ba chi phí bay (flyaway) dự kiến của F-22.

Từ suy luận này cho thấy, vì sao các máy bay phản lực Su-35 mà Trung Quốc mua lại, với các máy bay được sản xuất để xuất khẩu sang các quốc gia bên ngoài Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) có giá cao hơn. Trong tình huống thực tế đó là giải pháp thu lợi nhuận lớn cho tái đầu tư vào khu vực quốc phòng Nga và cho phép Nga giảm giá thành trong trường hợp Su-57. Trong tình huống này, Trung Quốc đã bị thiệt hại nặng nề do Su-35 cần ít tài nguyên hơn so tiêm kích thế hệ 5 phức tạp và hiện đại với Su-57, Trung Quốc và các khách hàng nước ngoài phải trả nhiều tiền hơn cho các máy bay chiến đấu có thiết kế cũ hơn.

Cuối cùng, lý do quan trọng nhất, 35 triệu USD là chi phí bay (flyaway) của một chiếc Su-57, nhưng hợp đồng Su-35 bao gồm cả cung cấp thiết bị kỹ thuật mặt đất, động cơ dự phòng và vũ khí. Trong đó đặc biệt là tên lửa tầm xa K-77 và R-27ER có giá đến 1 triệu USD/ chiếc.

Chi phí chuyển giao công nghệ cũng có giá thành rất cao cho mỗi máy bay, có thể là hàng triệu USD cho các khoản đầu tư nghiên cứu và phát triển của Nga. Chính vì vậy, giá thành flyaway của chiếc Su-35, ở mức xuất khẩu thấp hơn đáng kể so với 83 triệu USD, có thể dưới 50 triệu USD. 

Trong tinh huống xuất khẩu, chi phí vũ khí dành cho Su-57 đặc biệt cao hơn nữa, điển hình là tên lửa không đối không tầm xa K-77 với đầu tự dẫn ăng ten mảng pha chủ động (APAA), tên lửa không đối không tiên tiến R-37M và tên lửa hành trình Kh - 59MK2. Do đó giá thành của một máy bay chiến đấu, trang bị vũ khí đầy đủ và với một cơ số dự phòng đủ rất có thể vượt quá 50 triệu USD.

Nếu tính toán chi phí đào tạo phi công, phụ tùng, động cơ dự phòng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật bảo trì bảo dưỡng mới, giá thành sẽ cao hơn cả Su-35, mặc dù có nhưng hệ thống có thể dùng chung.

Chính vì vậy, đây hoàn toàn là chính sách phát triển kinh doanh mới dựa trên các mối quan hệ địa chính trị cho cặp máy bay Su-35 và Su-57. Giá thành bao gồm lợi nhuận đủ lớn của Liên hiệp các tập đoàn chế tạo máy bay chiến đấu, các cơ số vũ khí với nhiều chủng loại đa nhiệm, cơ sở hạ tầng kỹ thuật bảo trì bảo dưỡng, phụ tùng thay thế, động cơ dự phòng và một phần chi phí công tác nghiên cứu và phát triển.

Giá thành này có thể sẽ đến ngưỡng 100 triệu đô la, còn nếu bao gồm cả các quy định về đào tạo phi công và huấn luyện phi công có kỹ năng siêu cơ động, một tính năng quan trọng trong thiết kế độc đáo của máy bay, thì con số hơn 100 triệu USD gần hơn với thực tế nhưng vẫn không xa lắm giá của một chiếc Su-35 của Bắc Kinh.

Mặc dù Nga chỉ hạ giá sản phẩm cho không quân quốc gia, nhưng đây là một đòn giáng mạnh vào công nghiệp quốc phòng phương Tây và Trung Quốc. Châu Âu không thể chạy đua công nghệ nên phải dựa vào Mỹ và theo đúng kế hoạch trang bị F-35. Trung Quốc sở hữu Su-35 và đã chế tạo được máy bay tàng hình, con đường mua sắm Su-57 gặp nhiều khó khăn, nhưng các quốc gia khác hoàn toàn có khả năng mua Su-57 do có giá thành hạ, Trung Quốc sẽ mất ưu thế công nghệ tàng hình trong khu vực.

Do đó, chi phí đầu tư cho J-20 và J-31 có thể là một thất bại lớn trong công nghiệp hàng không quốc phòng của quốc gia này. Để thoát khỏi tình huống khó khăn, Bắc Kinh phải có chương trình hợp tác sản xuất máy bay tàng hình (như Su-57) với Nga trong đó có chuyển giao công nghệ. Điều đó có thể hiểu, Trung Quốc lại tiếp tục phụ thuộc vào vũ khí Nga.