Facebook đưa ra công cụ cảnh báo người dùng Mỹ khi chia sẻ tin giả

VietTimes -- Trong một vài tháng tới, bạn sẽ không phải viết "Tin vịt" dưới bài viết đăng trên Facebook của bạn bè. Những cảnh báo giả mạo sẽ xuất hiện cho những người sử dụng Facebook ở Mỹ sau khi lần đầu tiên xuất hiện tại Đức vào tháng 01.2017.
Cảnh báo thứ nhất, cho biết thông tin đăng tải không đúng theo Snopes.com và Associated Press
Cảnh báo thứ nhất, cho biết thông tin đăng tải không đúng theo Snopes.com và Associated Press

Các cảnh báo mới, được đánh dấu với sự trợ giúp của hệ thống kiểm tra thực tế độc lập, được thiết kế để ngăn chặn người dùng FB chia sẻ tin tức giả mạo vô tình, nhưng sẽ không ngăn người chia sẻ tin tức giả mạo nếu họ vẫn cố tình.

Khi bạn cố chia sẻ một câu chuyện nào đó được đánh dấu là giả mạo, Facebook sẽ chèn một cảnh báo ở cuối cửa sổ tạo bài viết đăng tin (hình trên cùng). Cảnh báo sẽ bao gồm một tam giác màu đỏ với một dấu chấm than và một thông báo "Gây tranh cãi với Snopes.com và Associated Press" (Disputed by Snopes.com and Associated Press).

Cảnh báo của FaceBook, cho biết thông tin đăng tải không chính xác với thực tế kiểm tra độc lập

Khi người dùng FaceBook bỏ qua thông điệp đó, sau đó một cửa số sẽ xuất hiện, nhấp nháy nhắc nhở người dùng rằng, tính chính xác của nội dung bài viết đang bị nghi ngờ.  The Guardian lần đầu tiên đã phát hiện ra cửa sổ này. Cảnh báo thứ hai trong cửa số cho biết: "Trước khi chia sẻ thông tin này, bạn có thể muốn biết rằng các trang web kiểm tra tính thực tế, Snopes.com và Associated Press phản đối tính chính xác của nội dung.

Trong cửa số có ba nút tùy chọn, người dùng có thể nhấn tìm hiểu thêm về nội dung gây tranh cãi, hủy bài viết định đăng của họ hoặc nhấp vào Đăng bài. Nút mặc định là Post Anyway. Nếu như nhấn nút đề tìm hiểu về nội dung gây tranh cãi, sẽ có thêm một lời giải thích rằng: “đôi khi người dùng chia sẻ thông tin mà không biết đó là thông tin giả mạo”.

Facebook đưa ra giải thích rằng tất cả các nhân viên kiểm tra thực tế đều là những người ký tên vào Nguyên tắc phi đảng phái của Viện nghiên cứu Poynter. Ngoài ra còn có những liên kết đến các trang web có chứa các thông tin liên quan và kiểm tra những thông tin tranh luận về sự thật của một câu chuyện nào đó.

Từ tháng 12.2016, Facebook đưa ra tuyên bố rằng trang mạng xã hội sẽ đưa vào ứng dụng một công cụ kiểm soát tin tức chống giả mạo. Mặc dù đội ngũ nhân viên ở Mỹ đã nhận thấy cảnh báo mới này nhưng những nỗ lực nhằm khuyến khích quan tâm đến cảnh báo ở Israel không thành công.

Công cụ quan trọng: Tất cả người dùng mạng xã hội đều có một vài người bạn trên Facebook, những người thích chia sẻ những câu chuyện gây sốc mà không kiểm tra tính xác thực. Công cụ mới này sẽ giúp làm lung lay những động cơ gây sốc đó, ít nhất là đối với những câu chuyện hoàn toàn bịa đặt.

Không rõ công cụ này sẽ hoạt động nhanh như thế nào, có thể những thông tin mới đăng sẽ có thể vượt qua được bộ lọc tin tức giả mạo trong ít nhất vài giờ. Dù sao đi nữa, đó là một hành động có ý nghĩa của Facebook, khi công ty này nhận thấy, sự thật là quan trọng hơn tất cả.

QA