F-16 bị bắn hạ, xung đột Israel-Syria sang vòng xoáy nguy hiểm

VietTimes -- Kênh truyền hình Al Arabiya dẫn nguồn tin độc quyền, ngoài chiếc F-16I của không quân Israel bị bắn hạ, thêm một chiếc tiêm kích hạng nặng đa nhiệm F-15 khác bị hỏng hóc nặng nề bởi tên lửa phòng không, buộc phải hạ cánh khẩn cấp vào ngày 10.02.2018.
Máy bay tiêm kích F-16I không quân Israel - ảnh minh họa South Front
Máy bay tiêm kích F-16I không quân Israel - ảnh minh họa South Front

Theo trang Al Arabiya, có khoảng 3 máy bay chiến đấu của Israel bị tổn thương bởi tên lửa phòng không, ngoại trừ  chiếc F-16 bị bắn hạ. South Front không kiểm tra được tính chính xác của thông tin này.

Nếu điều này được xác nhận chỉ một phần, thì đây sẽ là một trong tổn thất lớn nhất của Israel kể từ nhiều năm nay trên chiến trường Trung Đông.

Phi công Israel nhảy dù trên vùng biên giới Syria - Israel - video The Israel Project

Truyền thông Lực lượng Quốc phòng Israel tuyên bố giành được chiến thắng lớn ngày 10.02.2018. Không quân Israel đã gây thiệt hại nặng nề cho quân đội Syria và cái gọi là đồng minh Iran.

Đây cũng là lần đầu tiên sau nhiều năm, lực lượng phòng không Syria sử dụng hệ thống tên lửa S-200 (SA-5 theo định danh NATO), có thể gây tổn thất cho lực lượng không quân Israel trên không phận Syria.

Toàn cảnh diễn biến cuộc chiến đường không ngắn ngủi Israel - Syria. video The Israel Project

Từ lâu, không quân Israel (IAF) chiếm ưu thế tuyệt đối trên không phận vùng tây nam Syria, Các máy bay chiến đấu của Israel có thể xâm nhập và tấn công các mục tiêu mà Tel Aviv gọi là “thù địch” bất cứ lúc nào.

Nhưng thời đại đó đã kết thúc, mở ra một giai đoạn mới trong chiến lược bảo vệ chủ quyền ở Syria. Damascus bắt đầu thực sự chống lại các mối đe dọa từ phía Israel, một điều mà lực lượng phòng không Syria từ lâu đã không thể thực hiện.

Trong một tình huống phức tạp, không quân Israel phải tính toán đến một sự cố khác tương tự như sự cố F-16I, từ đó hạn chế khả năng tiến hành các cuộc tấn công sâu hơn nữa bên trong lãnh thổ Syria. Đây là khu vực được bố trí các hệ thống phòng không tiên tiến hơn như Pantsir –S1, chứ không phải là các tổ hợp tên lửa S-200, được chế tạo từ nước Cộng hòa Séc đã quá lỗi thời đối với máy bay chiến đấu hiện đại của Israel.

Chiếc F-16I tấn công căn cứ quân sự, có vị trí địa lý nằm cách biên giới Syria – Israel khoảng 70 km. Trong đó, phạm vi tấn công mục tiêu của S-200 từ 180 đến 280 km. Điều này có nghĩa là ngay cả khi máy bay của Israel bay trên không phận của mình dọc tuyến biên giới, các máy bay của Israel đã nằm trong tầm bắn hiệu quả của S-200.

Chiếc máy bay F-16I Israel bị bắn rơi trên vùng lãnh thổ biên giới Syria - Israel. Video TRT

Ngay cả khi các máy bay Israel muốn thực hiện các cuộc tấn công vào Syria trên khoảng cách vài km, các phi công Israel cần có 30 giây để tên lửa không đối đất vượt qua khoảng cách trên 70 km. Sau đó sẽ phải bắn đạn mồi bẫy, làm động tác chống tên lửa SAM và thoát ly khỏi không phận Syria. Nếu không may mắn, sự cố F-16I sẽ lập lại.

Hiện nay, không quân Israel đang sử dụng không phận của Lebanon bất chấp mọi tuyên bố về chủ quyền để không kích vào Syria bằng tên lửa không đối đất có điều khiển. Nhưng trong tương lai không xa, tình huống này cũng sẽ trở lên khó khăn hơn với Israel.

Những biến đổi này giải thích một câu hỏi, vì sao Nga không ngăn chặn Israel tấn công Damascus và vấn đề tích hợp hệ thống phòng không Nga ở Khmeimim với hệ thống phòng không Syria. Vấn đề cơ bản là con người, không phải vũ khí. Cuộc chiến ngày 10.02.2018 cho thấy các tổ hợp S-200 Cộng hòa Séc đã phục sinh, sau đó sẽ là các tổ hợp phòng không khác của Syria. Một điều thú vị là, S-200 có thể tích hợp và tương thích với hệ thống điều khiển hỏa lực của S-400 Nga. 
TTB