Đà Nẵng đề nghị đẩy nhanh tiến độ Dự án cảng Liên Chiểu

VietTimes -- UBND TP Đà Nẵng vừa có văn bản gửi Bộ KH-ĐT, hối thúc đẩy nhanh triển khai xây dựng Cảng biển Liên Chiểu thay thế cảng Tiên Sa đang quá tải.
Trước nhưng áp lực giao thông và vận tải hàng hóa trên địa bàn, UBND TP Đà Nẵng vừa có văn bản gửi Bộ KH-ĐT hối thúc đẩy nhanh triển khai xây dựng Cảng biển Liên Chiểu thay thế cảng Tiên Sa đang quá tải.
Trước nhưng áp lực giao thông và vận tải hàng hóa trên địa bàn, UBND TP Đà Nẵng vừa có văn bản gửi Bộ KH-ĐT hối thúc đẩy nhanh triển khai xây dựng Cảng biển Liên Chiểu thay thế cảng Tiên Sa đang quá tải.

Cụ thể, UBND TP Đà Nẵng đề nghị Bộ KH-ĐT bố trí nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án xây dựng cảng Liên Chiểu để sớm triển khai thực hiện dự án và đưa vào khai thác sử dụng trong năm 2022. Đồng thời, kiến nghị Bộ KH-ĐT sớm có báo cáo kết quả thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho dự án, giao UBND TP Đà Nẵng là cơ quan chủ quản dự án.

Theo số liệu thống kê, tốc độ tăng trưởng hàng hóa của cảng Đà Nẵng hiện đạt 16,2%/năm (22,6%/ năm với hàng container), dự báo sẽ tăng lên khoảng 10 triệu tấn vào năm 2020, 30 triệu tấn vào năm 2030.

Dự báo lượng hàng này sẽ vượt quá năng lực của cảng Tiên Sa sau năm 2020. Đồng thời vượt quá khả năng đáp ứng của hạ tầng giao thông kết nối cảng đi qua nội thị Đà Nẵng, ảnh hưởng tiêu cực đến định hướng phát triển du lịch của Đà Nẵng.

Được biết, theo phương án thiết kế, Dự án cảng Liên Chiểu có quy mô 220 ha, thực hiện làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư đề xuất của JPC là 5.580 tỷ đồng (trong đó, nhà nước đầu tư 2.792 tỷ đồng, tư nhân đầu tư 2.788 tỷ đồng), dự kiến hoàn thành vào năm 2022.

Bên cạnh đó, phương án do TediPort đề xuất có tổng mức đầu tư là 7.913 tỷ đồng. Nhà nước đầu tư 3.983 tỷ đồng và tư nhân đầu tư 3.930 tỷ đồng.

Việc xây dựng dự án Liên Chiểu đã được Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc. Đến nay, TP Đà Nẵng đã hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi theo các ý kiến thẩm định.

Để sớm triển khai dự án đưa vào khai thác năm 2022, UBND TP.Đà Nẵng đề nghị Bộ KHĐT đồng ý chủ trương bố trí nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án từ nguồn vốn 10% dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của cả nước. Đồng thời, đề nghị bộ sớm có báo cáo kết quả thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho dự án; thống nhất giao UBND TP.Đà Nẵng là cơ quan chủ quản dự án.