Con trai cựu Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ: “In tiền để cứu kinh tế, tuyệt đối không thể được!”

VietTimes -- Ngày 12 tháng 11, nhà kinh tế nổi tiếng Chu Vân Lai (Zhu Yunlai), con trai cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc và là cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ (Zhu Rongji), khi phát biểu tại cuộc họp thường niên của cơ quan truyền thông Trung Quốc “Tài Kinh”, đã nói: không thể dựa vào việc liên tục in tiền để kéo kinh tế ra khỏi vũng lầy.
Ông Chu Vân Lai phát biểu: không thể dựa vào việc liên tục in tiền để kéo kinh tế ra khỏi vũng lầy.
Ông Chu Vân Lai phát biểu: không thể dựa vào việc liên tục in tiền để kéo kinh tế ra khỏi vũng lầy.

Ông Chu Vân Lai, được biết đến là một “chuyên gia tài chính”, nói rằng sau cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế năm 2008, chính phủ các nước đã ra sức phát hành một số lượng tiền lớn để giải quyết các vấn đề kinh tế. Nó dường như giải cứu được nền kinh tế trong một thời gian ngắn, nhưng về lâu dài, nó giống như thuốc độc, sẽ làm giảm hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế nói chung.

Ông giải thích: “Bởi vì anh không làm đúng, thì phải dừng lại. Bây giờ lại không dừng, lại cứ tiếp tục, ai cũng cứu, phát hành thêm rất nhiều tiền, thực tế trở nên hiệu quả càng kém hơn. Dựa vào không ngừng in tiền để kéo mình ra khỏi vũng bùn của nền kinh tế, điều này là không thể được trong thực tế”.

Trang tin Đa Chiều ngày 13/11 viết, là một nhân vật nổi tiếng trong giới kinh tế Trung Quốc, gần đây ông Chu Vân Lai đã nhiều lần lên tiếng về các chủ đề kinh tế. Vào hồi cuối tháng 10, ông nhấn mạnh vào những dịp khác nhau: một trong những vấn đề Trung Quốc đang phải đối mặt hiện nay là quản lý của cải như thế nào, đặc biệt là đầu tư dài hạn.

Ông Chu Vân Lai gần đây nhiều lần lên tiếng về các vấn đề kinh tế Trung Quốc.
Ông Chu Vân Lai gần đây nhiều lần lên tiếng về các vấn đề kinh tế Trung Quốc.

Ông nói tại một diễn đàn rằng sự phát triển tài chính của Trung Quốc chưa đủ hoàn thiện so với nền kinh tế và vẫn còn rất nhiều thách thức. Do đó, nhiều biện pháp mở cửa thêm đối với thế giới được ông cảm thấy rất kịp thời.

Trên thực tế, Trung Quốc đang dần tăng cường mở cửa cho lĩnh vực tài chính. Vào ngày 7 tháng 11, Bắc Kinh đã công bố các tài liệu liên quan đến việc lợi dụng vốn nước ngoài, yêu cầu hủy bỏ hoàn toàn các hạn chế đối với phạm vi kinh doanh của các ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ và các tổ chức tài chính khác của nước ngoài ở Trung Quốc.

 Ngày 12 tháng 11, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã triệu tập các Phó Thủ tướng Hàn Chính (Han Zheng), Hồ Xuân Hoa (Hu Chunhua), Lưu Hạc (Liu He) và các thành viên nội các để thảo luận về vấn đề kinh tế, đề xuất về chính sách tài chính phải giữ được chính sách vĩ mô ổn định và vận dụng hiệu quả hơn các công cụ điều tiết theo chu kỳ chính sách vĩ mô.

Trong số đó, cần phải hoàn thiện các chính sách tài chính, tiền tệ, việc làm, khu vực, điều khiển kịp thời và đúng mức, hoàn thiện điều phối chính sách, thực hiện cơ chế truyền tải và thực thi, nâng cao hiệu quả và tính bền vững.

Ngày 12/11, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã triệu tập 3 phó Thủ tướng cùng một số thành viên nội các để bàn về vấn đề kinh tế.
Ngày 12/11, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã triệu tập 3 phó Thủ tướng cùng một số thành viên nội các để bàn về vấn đề kinh tế.

Ông Chu Vân Lai (tên tiếng Anh là Levin Zhu) là con trưởng của cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ. Ông từng là Giám đốc điều hành (CEO) của Công ty Tài chính Quốc tế Trung Quốc (China International Capital Corporation, CICC) và là một trong những thành viên của Cục Phát triển Tài chính Hồng Kông (Financial Services Development Council, Hong Kong) được chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông thành lập ngày 17/1/2013.

So với sự xuất hiện thường xuyên của Chu Vân Lai, người cha 91 tuổi của ông, cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ hiếm khi xuất hiện trước công chúng. Ngay cả trong đại lễ kỷ niệm 70 năm Quốc khánh Trung Quốc hôm 1/10 vừa qua, ông cũng không xuất hiện trên lễ đài Thiên An Môn. Để xua tan những nghi ngờ của thế giới bên ngoài, ông Chu Dung Cơ đã thông qua hình thức đặc biệt: gửi thư cho Ủy ban Cố vấn Học viện Kinh doanh, Đại học Thanh Hoa vào ngày 18 tháng 10 để chứng minh sự tồn tại của mình.

Ông Chu Vân Lai sinh năm 1958. Từ 1977 – 1981 học khoa Vật lý Khí quyển Học viện Khí tượng Nam Kinh, sau khi tốt nghiệp về công tác tại Cục Khí tượng Trung Quốc, sau đó sang học tại Mỹ.

Năm 1994, ông tốt nghiệp University of Wisconsin-Madison, đỗ bằng Tiến sĩ Vật lý Khí quyển.

Từ 1994 – 1995, ông lấy bằng Thạc sĩ Kế toán tại DePaul University, Chicago.

Từ 1995 – 1996, ông lấy bằng Kế toán cao cấp tại Chi nhánh Chicago của trường Arthur Andersen.

Từ 1996 – 1997, Chu Vân Lai giữ chức Cố vấn đầu tư, Phó Tổng giám đốc Credit Suisse First Boston.

Năm 1988, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cấm con cái cán bộ cao cấp giữ chức vụ trong các công ty vốn nước ngoài, Chu Vân Lai về Hồng Kông, được ông Vương Kỳ Sơn bố trí nắm cổ phần của Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, tham gia cổ phần của ngân hàng đầu tư Morgan Stanley...

Năm 2000, ông tham gia Ủy ban quản lý Công ty Tài chính Quốc tế Trung Quốc (CICC).

Năm 2004, ông là CEO của CICC.

Năm 2009, ông được bầu chọn là Nhà ngân hàng đầu tư trong năm của tạp chí “Đệ nhất Tài Kinh”.

Năm 2014, ông từ chức CEO và Chủ tịch Ủy ban quản lý của CICC.

Chu Vân Lai là một người ít xuất hiện và sống nội tâm, nhưng kể từ khi ông gia nhập CICC, công ty đã gần như lũng đoạn thị trường nước ngoài của các công ty nhà nước Trung Quốc. Năm 2004 ông xếp thứ 15 trong Danh sách Lãnh tụ giới kinh doanh có ảnh hưởng nhất ở châu Á của Tạp chí Fortune. Được biết, mức lương của ông ở CICC lên tới 17 triệu USD năm 2007 (năm 2006 10 triệu USD), cao hơn nhiều so với các đồng sự ở các công ty tài chính trong nước khác.

Theo Đa Chiều