Chuyên gia Pháp bàn về “Bảo tồn di tích và phát triển du lịch” tại Đà Nẵng

VietTimes -- Ngày 10/7, các chuyên gia, nhà khoa học và dân tộc học Pháp cùng nhiều học giả từ các viện nghiên cứu, trường đại học và đại diện ngành về du lịch ở miền Trung đã cùng bàn bảo tồn di sản văn hóa và phát triển du lịch bền vững.
Chuyên gia Pháp bàn về “Bảo tồn di tích và phát triển du lịch” tại Đà Nẵng
Chuyên gia Pháp bàn về “Bảo tồn di tích và phát triển du lịch” tại Đà Nẵng
Sự kiện do Trường Đại học Đông Á cùng với Viện nghiên cứu CNRS (Pháp) và Đại học Charles de Gaulle. Lille 3 (Pháp) đồng tổ chức nhằm mang đến những góc nhìn đa chiều về xu thế toàn cầu hóa và địa phương hóa du lịch, giải bài toán giữa yêu cầu phát triển du lịch đi đôi với bảo tồn di sản văn hóa, du lịch bền vững,… trong chủ đề  “Hội thảo Bảo tồn di tích và phát triển du lịch”.
Hội thảo được sự quan tâm, chia sẻ của nhiều nhà khoa học, nhà dân tộc học Pháp cùng học giả từ các viện nghiên cứu, các trường đại học và đại diện các sở ngành về du lịch ở miền Trung.
Tham luận tại Hội thảo, GS. Lê Hữu Khóa – Giám đốc ban cao học châu Á, Đại học Charles de Gaulle. Lille 3 đã đưa ra những ý kiến trái chiều trong việc dung hòa giữa bảo tồn và phát triển, đồng thời khuyến cáo các hành động nhằm tạo dựng giá trị du lịch bền vững cho mỗi quốc gia.
Chia sẻ tại sự kiện, GS. Jaques Barou – Nhà dân tộc học, Giám đốc Viện nghiên cứu CNRS (Pháp) nhấn mạnh: “Chính phát triển bền vững đã đưa đến một khu vực kinh tế xanh, giúp bảo vệ môi sinh, chống ô nhiễm và tạo ra hàng ngàn công ăn việc làm,… Đây chính là xu thế tất yếu và là một lựa chọn thông minh mà nhân loại đang hướng đến. Phản xạ bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường của người dân là hết sức quan trọng và có ý nghĩa lớn trong việc gìn giữ di sản và phát triển du lịch.
Cũng tại Hội thảo, nhiều chuyên gia trong và ngoài nước cho rằng, việc bảo tồn di tích cần được xã hội hóa, nâng cao ý thức bảo tồn di sản của người dân và du khách và đặc biệt là cần “trả” di tích về với cộng đồng theo chức năng phục vụ nhu cầu tinh thần của nhân dân địa phương sau khih tu bổ tôn tạo nhằm gắn cư dân địa phương với bảo tồn di tích, tạo nên cái hồn sống của di tích nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần phát triển du lịch bền vững.