Chuyển đổi số doanh nghiệp liệu có thành công khi biến toàn bộ nhân viên thành kỹ sư 10x?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Khi chuyển đổi số, thay vì tìm kiếm một “kỹ sư 10x”, các nhà lãnh đạo nên tập trung vào việc biến toàn bộ nhân viên công ty của họ thành 10x.
Việc tìm kiếm các “kỹ sư 10x” không khác gì mò kim đáy bể. Ảnh: The Enterprisers Project
Việc tìm kiếm các “kỹ sư 10x” không khác gì mò kim đáy bể. Ảnh: The Enterprisers Project

Quá trình chuyển đổi số thành công hay không không chỉ đòi hỏi tài năng ở những cá nhân đơn lẻ. Thay vì tìm kiếm các “kỹ sư 10x” - quá trình không khác gì “mò kim đáy bể”, hãy vận dụng ba chiến lược sau để cải thiện kết quả chuyển đổi số của doanh nghiệp.

Năm 1968, một nhóm các nhà nghiên cứu tại hiệp hội kỹ thuật tính toán Hoa Kỳ-Association for Computing Machinery bắt đầu tiến hành khảo sát đo lường hiệu suất của một nhóm các nhà phát triển của công ty phần mềm máy tính SDC (System Development Corporation) tại Santa Monica.

Sau khi khảo sát được tiến hành, các nhà phát triển, lập trình viên (Developers) bắt đầu thực hiện một tập hợp các tác vụ đã được kiểm soát, tiêu chuẩn hóa, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy sự chênh lệch lớn giữa kết quả của những ứng viên hiệu có suất cao nhất và thấp nhất. Cụ thể họ nhận thấy rằng những nhà phát triển, lập trình viên tài giỏi nhất có thể thực hiện lượng công việc gấp 10 lần những người đồng nghiệp có hiệu suất thấp hơn họ.

Ý tưởng về “kỹ sư 10x” - những người gần như được coi là “thần thoại sống” trong ngành IT, có thể làm những phần việc với hiệu suất gấp 10 người bình thường khác - đã gây nên cơn sốt tại Thung lũng Silicon hơn bao giờ hết. Microsoft là một trong những công ty sử dụng biện pháp này hết sức hiệu quả.

Tuy nhiên trong vài năm gần đây, có vẻ như các công ty, doanh nghiệp trong mọi ngành, lĩnh vực đều kiên quyết truy lùng và muốn có bằng được những “kỹ sư 10x”. Dưới áp lực to lớn của thời đại kỹ thuật số, các doanh nghiệp trên khắp thế giới đã buộc phải đổi mới chính mình nhanh hơn bằng các triển khai ứng dụng phần mềm. Họ đã tin rằng chỉ cần có được trong tay những nhà phát triển, lập trình viên tài năng nhất, họ sẽ có được lợi thế cạnh tranh để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số.

Không may thay, cách tiếp cận này là hoàn toàn sai lầm và có thể lỗi thời giống như máy tính ống chân không (Vacuum Tube Computer) có kích thước bằng chiếc tủ lạnh mà các nhà nghiên cứu ACM đã sử dụng vào năm 1968. Mặc dù việc yêu cầu cao trong tuyển dụng là hoàn toàn cần thiết và hợp lý, nhưng quá trình chuyển đổi số thành công hay không đòi hỏi nhiều yếu tố kết hợp hơn là chỉ cần một “siêu sao”. Thay vì tìm kiếm một “kỹ sư 10x”, các nhà lãnh đạo nên tập trung vào việc biến toàn bộ nhân viên công ty của họ thành 10x và dưới đây là các cách để bắt đầu.

1. Thúc đẩy quá trình cộng tác, đồng nhất

Các nhà lãnh đạo nên tạo ra những "team 10x" thay vì tìm kiếm các "kỹ sư 10x". Ảnh: Trello Blog

Các nhà lãnh đạo nên tạo ra những "team 10x" thay vì tìm kiếm các "kỹ sư 10x". Ảnh: Trello Blog

Quá trình chuyển đổi thành “công ty tư duy 10x” bắt đầu bằng việc ưu tiên sự cộng tác, khả năng làm việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa các team (nhóm). Việc hỗ trợ kết nối các nhà phát triển, lập trình viên với các chuyên gia đến từ tất cả các phòng ban là bước đầu xác định các vấn đề, sau đó là tìm ra các giải pháp sáng tạo và xây dựng các ứng dụng trọng điểm để giải quyết vấn đề đó.

Ngay cả những nhà phát triển, lập trình viên xuất sắc nhất cũng có thể cần học hỏi từ những quan điểm, đánh giá của các giám đốc điều hành với kinh nghiệm lâu năm, nhà phân tích kinh doanh, nhóm bán hàng, nhân viên tuyến đầu của công ty và ngược lại.

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nên cố gắng tạo ra một nền văn hóa mà tại đó các nhà phát triển, lập trình viên là lãnh đạo, nơi họ được hội nhập hoàn toàn vào tổ chức và được tham gia thảo luận với những "người ra quyết định” (decision makers) ngay từ khi bắt đầu hành trình chuyển đổi số của công ty, doanh nghiệp.

2. Trân trọng sự phi truyền thống

Trước mắt, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần phải điều chỉnh lại quy trình tuyển dụng bằng cách mở ra cánh cửa cho các nhà phát triển, lập trình viên tài năng - những người đã đi theo những con đường “phi truyền thống”. Trong suốt một khoảng thời gian dài, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã duy trì những cái nhìn lệch lạc về các nhà phát triển, lập trình viên - những người có thể thúc đẩy chuyển đổi số thành công.

Một số người nghĩ rằng chỉ có duy nhất một kiểu nhà phát triển, lập trình viên: là người có trình độ học vấn cao, trẻ tuổi và “con nhà nòi” mới phù hợp với tiêu chí của doanh nghiệp. Nhưng những lập trình viên phù hợp với những yêu cầu được kể trên không chỉ tồn tại rất ít mà họ cũng không phải là lựa chọn thực sự cần thiết và tốt nhất để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chiến lược chuyển đổi số thành công.

Các nhà phát triển phần mềm hay lập trình viên tài năng ngày nay đã có thể là những người có bối cảnh, quan điểm và con đường phát triển riêng độc đáo trước khi họ bắt đầu gia nhập lĩnh vực này.

Những nhà lãnh đạo công nghệ tuyệt vời tiếp theo của công ty có thể đã học lập trình thông qua các khóa học trực tuyến, lớp học tạo các trường cao đẳng cộng đồng hoặc Coding Bootcamp (mô hình đào tạo lập trình viên dưới hình thức “trại huấn luyện” với cường độ huấn luyện cao trong thời gian ngắn), họ có thể đã học một thứ gì đó khác ngoài khoa học máy tính ở trường đại học hoặc thậm chí hoàn toàn không thông qua bất kỳ trường lớp nào.

Không có yếu tố nào có thể loại trừ khả năng họ có thể trở thành một nhà phát triển phần mềm tuyệt vời. Hơn nữa, bối cảnh phát triển khác nhau đồng nghĩa với việc các quan điểm của họ cũng sẽ khác nhau, và đó là nguồn cơ để giải quyết vấn đề theo nhiều cách sáng tạo. Sự đa dạng trong nhóm chắc chắn sẽ hướng doanh nghiệp đến các giải pháp tốt hơn và sáng tạo hơn.

3. Đào tạo nhân tài để thành công

Ảnh: Shimmering Careers

Ảnh: Shimmering Careers

Một trong những ảnh hưởng nghiêm trọng của hiện tượng “kỹ sư 10x” đó là việc khiến các nhà phát triển phần mềm tài năng bị vắt kiệt sức lao động và đồng thời cổ vũ các nhà lãnh đạo đặt một lượng lớn trách nhiệm lên vai một nhóm ít nhân viên. Quan điểm này đã ngụ ý rằng các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể chỉ cần “bật nút công tắc” tăng hiệu suất bằng cách thuê đúng người thay vì cung cấp các nguồn lực và sự hỗ trợ từ tổ chức cho toàn bộ người lao động trong công ty.

Các phương pháp và chính sách cho phép tăng tốc độ, sự linh hoạt và cộng tác là những yếu tố đặc biệt cần thiết để thiết lập đội ngũ các nhà phát triển phần mềm tài năng và thành công. Một ví dụ rõ ràng về chứng minh trên đó là cách các công ty và bộ phận IT ưu tiên giải quyết nợ kỹ thuật (Technical Debts).

Nợ kỹ thuật (còn được gọi là nợ công nghệ hoặc nợ code) mô tả kết quả khi các nhóm lập trình viên thực hiện các hoạt động để xúc tiến việc cung cấp, giải quyết một khối lượng công việc hoặc một dự án mà sau này vẫn cần được cấu trúc lại. Nói cách khác, đó là kết quả của việc ưu tiên phân phối hơn là có được sự mã hóa hoàn hảo.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ kỹ thuật tuy nhiên việc trả nợ kỹ thuật là trách nhiệm và nhiệm vụ của bất kỳ lập trình viên nào. Chính vì lý do trên, chúng ta gọi nợ kĩ thuật là vấn đề về tài chính và ép buộc về thời gian đối với các lập trình viên. Vì vậy các công ty, doanh nghiệp cần có kế hoạch đối mặt với các nguyên nhân, hệ quả của nợ kỹ thuật hỗ trợ các lập trình viên loại bỏ gánh nặng này và cho phép họ tập trung tài năng của mình vào các giải pháp sáng tạo.

Khi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phát triển chiến lược chuyển đổi số, họ thường quá tập trung vào việc tuyển dụng những nhân viên có năng lực cao thay vì nghĩ xa hơn về cách mà họ có thể tối ưu hóa năng lực và hiệu suất làm việc của toàn bộ nhân viên trong công ty để hỗ trợ cho công cuộc cho chuyển đổi số.

Trong khi đó, nhiều công ty thậm chí còn không có khả năng thu hút “kỹ sư 10x” về làm việc cho mình thì họ đã dùng phương án thay thế nào? Câu trả lời đó là đầu tư vào các phương pháp, nền tảng công nghệ phù hợp, đa dạng hóa đội ngũ nhân viên và tìm kiếm các phương pháp hợp tác để giải quyết vấn đề mang lại năng suất cao hơn và sáng tạo hơn, những yếu tố trên còn quan trọng hơn rất nhiều so với việc đặt cược sự tồn tại của doanh nghiệp vào '‘một cây kim trong đống rơm”.