Để chụp được chùm ảnh này, Hugh Brown đã đến tận các núi lửa vẫn còn hoạt động, các hầm mỏ bất hợp pháp dưới lòng đất, và một trong những dãy núi lớn nhất thế giới nơi có hơn 30 triệu người làm việc với thù lao chưa đầy 1 USD/ngày.
Nhiều người trong số họ đã phải mạo hiểm mạng sống để thu thập tài nguyên như than đá, bạc, đá quý và đồng. Họ cũng buộc phải chịu đựng những điều kiện làm việc khắc nghiệt bao gồm suy thoái môi trường, buôn bán người và tội phạm có tổ chức.
1. Thợ mỏ lưu huỳnh ở Indonesia làm việc bên trong một ngọn núi lửa còn hoạt động, họ phải vác theo 70 kg lưu huỳnh đi 2.5 km ra khỏi núi lửa, và sau đó hơn 3 km xuống núi đến một trạm cân.
Các hạt lưu huỳnh bám đầy trên đôi mắt và khuôn mặt của những người thợ mỏ "Đây là những người đàn ông mạnh mẽ nhất mà tôi từng thấy", Brown nói.
Thợ mỏ này đang ngậm chặt chiếc khăn quàng cổ để ngăn chặn việc ăn phải sulphur dioxide và hydrogen sulfide khi đục các khối lưu huỳnh.
Mỗi thợ mỏ mang trung bình 2 chuyến mỗi ngày và được trả khoảng 0,09 đô la mỗi kg.
2. Trong dãy Karakorum, Pakistan, thợ mỏ đá quý bất hợp pháp phải làm việc ở độ cao nhất trên thế giới. Mỏ này cao hơn 4876 mét so với mực nước biển.
Mùa khai thác đá quý ở đây chỉ kéo dài ba tháng. Nguy cơ tuyết lở và đá trượt là rất lớn trong thời gian còn lại của năm.Nhiều thợ mỏ ở đây làm việc dưới lòng đất phải đối mặt với sự đe dọa của đá rơi vào đầu.
Trong bức ảnh này, một nhà cung cấp thịt mang dê lên cho các thợ mỏ đá quý. Bởi vì độ cao, tất cả các vật tư và thiết bị phải được đưa vào từ các làng và thung lũng bên dưới.
Ở đây, thợ mỏ sống trong những túp lều bằng đá trong suốt thời gian ba tháng khai thác của họ. Bức ảnh này cho thấy những thợ mỏ đá quý đang nghỉ ngơi vào cuối ngày.
3. Nhiều thợ mỏ than bất hợp pháp ở Ấn Độ đều là người bản địa Adivasi. Sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành công nghiệp và nền kinh tế Ấn Độ đã buộc nhiều người Advasis phải rời khỏi vùng đất truyền thống, nơi họ đã săn lùng và trồng trọt trong nhiều thế kỷ.
Nhiều người trong số những người bản địa "đã bị thúc đẩy để kiếm sống từ mỏ khoáng sản và bị vắt kiệt sức lao động", Brown nói. Việc trèo ra khỏi mỏ là nguy hiểm bởi các vách dốc đứng đều có khả năng dẫn đến tử vong.
Người lao động cố gắng lấy nhiều khối khoáng sản lớn nhất có thể trong một giờ vào buổi sáng khi thiết bị vận chuyển đất quy mô lớn dừng lại để đổi ca.
4. Brown nói rằng hàng loạt các mỏ bạc dưới lòng đất Cerro Rico ở Bolivia là " các mỏ nguy hiểm nhất mà tôi đã ghé thăm từ trước đến nay". Đã có khoảng tám triệu người chôn mình tại đây kể từ khi khai thác mỏ bắt đầu vào năm 1545.
"Công việc ở đây cực kỳ nguy hiểm. Ngay cả những cái chết cũng rất phổ biến. Khi tôi ở đó, khoảng ba đến năm thợ mỏ chết mỗi tháng. Những người mà tôi đã nói chuyện cùng đều đã mất đi các thành viên gia đình hoặc bạn bè cùng làm việc trên ngọn núi đó," Brown nói. "Tất cả mọi người, chẳng chừa một ai." Trong bức ảnh này là một thợ mỏ đang đục lỗ bằng chất nổ đinamit.
5. Vực vàng ở Burkina Faso này là nơi sinh sống của khoảng 10.000 người. "Ở khu vực này của châu Phi, những cơn sốt vàng bất thường có thể xuất hiện bất ngờ và biến mất nhanh chóng. Thời gian dài. Công việc nguy hiểm. Và rất nhiều người đã chết”.
Trong khi đó, những địa điểm này có thể là nơi ở của nô lệ, chủ nghĩa cực đoan và tội phạm có tổ chức, họ cũng "cung cấp những con đường duy nhất cho những người nghèo cùng cực trở nên lành nghề hơn”.
6. Các thợ lặn cát ở Cameroon múc khoảng 1,7 tấn cát trong khoảng ba giờ. "Công việc nguy hiểm chết người và các thợ lặn mò cát khi nước thủy triều thấp." Cái chết xảy ra thường xuyên, bao gồm chết đuối, bị rắn độc cắn, ăn phải cát và bị đâm bởi tàu thuyền”.
Theo Thisinsider