Chủ tịch Ủy ban châu Âu xin lỗi và cam kết viện trợ cho Italy, Đức và Hà Lan phản đối

VietTimes -- Theo Russia Today ngày 2/4, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã đăng một bức Thư công khai trên trang la Repubblica của Italy, bày tỏ xin lỗi Italy vì sự không hành động của Liên minh châu Âu sau khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát ở nước này và cam kết sẽ cung cấp một khoản viện trợ 100 tỷ để hỗ trợ Italy – “tâm chấn’ dịch bệnh của các nước EU. Tuy nhiên, lời hứa này có thể không được thực hiện vì các cường quốc khác của EU đã từ chối đảm nhận trách nhiệm viện trợ.
Bà ven de Layen, Chủ tịch Ủy ban châu Âu xin lỗi Italy vì đã không hành động giúp Italy khi mới bùng phát dịch bệnh và hứa cung cấp viện trợ (Ảnh: Guancha).
Bà ven de Layen, Chủ tịch Ủy ban châu Âu xin lỗi Italy vì đã không hành động giúp Italy khi mới bùng phát dịch bệnh và hứa cung cấp viện trợ (Ảnh: Guancha).

Trong một bức thư ngỏ đăng trên la Repubblica của Italy vào ngày 2/4, Chủ tịch Ủy ban châu Âu von der Leyen đã viết: Cần phải thừa nhận rằng trong giai đoạn đầu dịch bệnh bùng phát, lẽ ra EU nên cùng nhau đối phó với khủng hoảng, thì hầu hết mọi người chỉ lo cho vấn đề của đất nước mình”.

Sau khi xin lỗi về sự không hành động của EU, bà von der Layen đã chuyển sang ca ngợi sự giúp đỡ của các quốc gia thành viên EU dành cho Italy. Bà nhấn mạnh rằng trong tháng vừa qua, Ủy ban châu Âu đã cố gắng hết sức để giúp đỡ Italy.

Tuy nhiên, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte đã không mấy mặn mà với lời xin lỗi của bà von der Layen. “Phản ứng chậm chạp là phản ứng vô ích”, ông Conte nói với đài truyền hình Tây Ban Nha la Sexta: “Tôi tin rằng mọi người cuối cùng sẽ nhận ra rằng một phản ứng chung, có trật tự, mạnh mẽ và nhanh chóng ở châu Âu mới là giải pháp duy nhất cho cuộc khủng hoảng”.

Bà von de Layen đăng thư ngỏ trên trang la Repulica của Italy xin lỗi và cam kết viện trợ cho Italy (Ảnh: Guancha).
Bà von de Layen đăng thư ngỏ trên trang la Repulica của Italy xin lỗi và cam kết viện trợ cho Italy (Ảnh: Guancha).

Ông Matteo Salvini, lãnh đạo đảng Liên minh phương Bắc đối lập của Italy, cũng đưa ra một đáp trả tương tự. Ông đã viết tweet: “EU (cam kết) ở đâu? Hôm nay, bà Chủ tịch Ủy ban châu Âu von de Layen xin lỗi đất nước và người dân Italy. Chúng tôi chỉ nhận được những lời lẽ trống rỗng và bom khói từ châu Âu, chẳng có gì là thực chất”.

Đáp lại, sau đó, bà von der Layen đã cố gắng tăng thêm nội dung thực chất vào lời xin lỗi. Bà tuyên bố trong một cuộc họp báo cuối ngày 2/4 rằng Ủy ban châu Âu sẽ thiết lập một quỹ đoàn kết 100 tỷ euro để giúp người lao động duy trì thu nhập của họ và giúp các doanh nghiệp duy trì sinh kế. Tất cả các biện pháp được thực hiện dựa trên ngân sách hiện tại của EU. Ủy ban châu Âu sẽ nhận được các khoản vay từ thị trường tài chính quốc tế, sau đó cung cấp viện trợ tài chính cho các quốc gia thành viên EU, đặc biệt là những nước có nền kinh tế bị tấn công.

Tin cho biết, mặc dù vậy, EU vẫn yêu cầu tất cả các quốc gia thành viên cung cấp 25 tỷ euro cho các chương trình viện trợ. Nếu kế hoạch viện trợ được thực hiện, nó phải được tất cả các quốc gia thành viên EU đồng ý, nhưng điều này chưa chắc đã thực hiện được.

Vào cuối tuần trước, trước kế hoạch phát hành trái phiếu bằng đồng euro được thiết kế để giúp các nước thành viên thoát khỏi khó khăn kinh tế và tăng chi tiêu y tế, giữa các quốc gia thành viên EU đã xảy ra bất đồng: các nước bị dịch nghiêm trọng như Italy, Pháp và Tây Ban Nha thì bày tỏ ủng hộ; nhưng Đức, Hà Lan lại phản đối mạnh mẽ việc phát hành trái phiếu cùng với các quốc gia đang nợ nần chồng chất.

Thủ tướng Italy Conte không mặn mà với lời xin lỗi của bà von de Layen (Ảnh: AFP).
Thủ tướng Italy Conte không mặn mà với lời xin lỗi của bà von de Layen (Ảnh: AFP).

Đồng thời, Italy và Tây Ban Nha đã được đề nghị nộp đơn cho Cơ chế ổn định châu Âu (ESM) để vượt qua khủng hoảng. Cơ chế này sẽ gây quỹ và cho vay theo các điều khoản nghiêm ngặt đối với các nước khu vực đồng euro có vấn đề tài chính nghiêm trọng. Về vấn đề này, ông Matteo Salvini, lãnh đạo đảng đối lập Italy đã phản đối và nói ông không muốn Đức và Hà Lan sau này “đòi tiền con cái chúng ta” trong tương lai. Ông cũng gọi cơ chế ESM là “thế chấp cho tương lai của Italy để vay tiền”.

Hiện tại, tình hình dịch bệnh COVID-19 ở các nước EU như Italy và Tây Ban Nha vẫn rất nghiêm trọng. Theo số liệu thống kê mới nhất được công bố vào ngày 2 tháng 4 bởi Đại học Johns Hopkins ở Hoa Kỳ, tính đến 16h00 EST (giờ miền Đông nước Mỹ), đã có hơn 1 triệu trường hợp được xác nhận mắc bệnh viêm phổi mạch vành mới trên toàn thế giới và hơn 50.000 ca tử vong. Trong số đó, có 13.915 ca tử vong ở Italy, quốc gia có số người chết cao nhất, với 115.242 trường hợp bị bệnh được xác nhận. Số trường hợp bị bệnh được xác nhận ở Tây Ban Nha là 110.238, với số người chết đã là 10.096.